Hội đồng thành viên? Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên? Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên, miễn nhiệm hội đồng thành viên?
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, trong đó Nhà nước có thể nắm từ 50% vố góp hoặc nắm 100% vốn góp trong doanh nghiệp. Đối với dạng doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên này được quy định về nghĩa vụ cũng như quyền hạn trong
Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2021.
1. Hội đồng thành viên? Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên?
Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 91
– Hội đồng thành viên theo quy định của luật doanh nghiệp được hiểu là hội đồng nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người trong hội đồng thành viên.
– Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên: cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
– Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm.
Thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có thể được bổ nhiệm lại. Theo đó thì một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty. Trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu thì có thể làm việc từ 02 nhiệm kỳ trở lên.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều
– Hội đồng thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định sẽ nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
– Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh công ty nhằm mục đích sử dụng vốn có hiệu quả;
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty;
+ Hội đồng thành viên có quyền quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước để đưa doanh nghiệp đi đúng hướng để phát triển;
+ Hội đồng thành viên có quyền tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty để nắm bắt tình hình công ty.
+ Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp 2021 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, Hội đồng thành viên sẽ được bổ nhiệm khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn bổ nhiệm hội đồng thành viên. Thành viên hội đồng thành viên sẽ được hưởng các quyền đối với thành viên Hội đồng thành viên trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, thành viên hội đồng thành viên cũng phải đảm bảo các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên, miễn nhiệm hội đồng thành viên?
Thành viên của Hội đồng thành viên phải đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn và điều kiện của Hội đồng thành viên theo quy định. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Thành viên Hội đồng thành viên phải là các đối tượng không thuộc đối tượng tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
– Thành viên Hội đồng thành viên phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
– Trong quá trình bổ nhiệm Thành viên Hội đồng thành viên phải, để đảm bảo sự minh bạch trong quá trình quản lý doanh nghiệp, Người được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty. Điều này nhằm đảm bảo sự minh bạch trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
– Người được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
– Khi bổ nhiệm hội đồng thành viên thì trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên thì các thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu do đặc thù Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm các chức vụ khác.
– Thêm một điều kiện khi bổ nhiệm vào hội đồng thành viên của doanh nghiệp thì người được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên phải chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo điều kiện để được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về bổ nhiệm Hội đồng thành viên.
– Ngoài ra Người được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện khác về bổ nhiệm Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ công ty đã quy định sẵn thì mới đủ điều kiện bổ nhiệm.
Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 94 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
+ Khi Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 93 của Luật doanh nghiệp 2020 về các tiêu chuẩn bổ nhiệm Hội đồng thành viên thì sẽ bị miễn nhiệm chức chủ tịch hội đồng thành viên và miễn nhiệm thành viên;
+ Thành viên của Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước đã có đơn xin từ chức và đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chấp thuận bằng văn bản về việc từ chức này thì sẽ được miễn nhiệm chức vụ;
+ Thành viên Hội đồng thành viên có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu từ công ty khi họ đã có đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc được thuyên chuyển thì sẽ được miễn nhiệm thành viên Hội đồng thành viên.
+ Thành viên Hội đồng thành viên không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao;
+ Thành viên Hội đồng thành viên không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên thì sẽ bị miễn nhiệm hội đồng thành viên.
Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
+ Khi Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm như đã hoạch định, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời khi không hoàn thành các mục tiêu này mà công ty không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ bị cách chức.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ bị cách chức khi bị
Như vậy, theo các phân tích trên có thể thấy, Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước sẽ được bổ nhiệm khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của Hội đồng thành viên và đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn của công ty thì sẽ được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng thành viên.
Theo đó thì sau khi được bổ nhiệm thành thành viên của Hội đồng thành viên, trong quá trình hoạt động, nếu các thành viên của Hội đồng thành viên cũng như chủ tịch hội đồng thành viên vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không còn đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn Hội đồng thành viên thì sẽ bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật về miễn nhiệm Hội đồng thành viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến Hội đồng thành viên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Hội đồng thành viên, miễn nhiệm, cách chức Hội đồng thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác liên quan.