Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay

  • 26/01/202326/01/2023
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    26/01/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quan điểm đổi mới quản lý Nhà nước về hiệp hội Việt Nam hiện nay dựa trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội.

      Từ góc nhìn của lý thuyết về vốn xã hội và các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế về tự do hiệp hội, cũng như từ thực tiễn Việt Nam, có thể xác định những quan điểm cơ bản trong việc nâng cao quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện nay như sau: 

      1. Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần dựa trên nhận thức rõ ràng và sâu sắc về tính tất yếu khách quan và vai trò quan trọng của hội trong xã hội hiện đại và trong điều kiện của nước ta hiện nay:

      Như đã đề cập ở Chương 1, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính tất yếu khách quan và vai trò quan trọng của hội trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đối mặt với cạnh tranh địa chính trị gay gắt trên thế giới của nước ta hiện nay, việc thống nhất quan điểm trong nhận thức về tính khách quan và vai trò quan trọng của các hội là hết sức cần thiết, cấp thiết. Nhận thức này là cơ sở khoa học để xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước hợp lý, hiệu quả hơn đối với các hội phù hợp với giai đoạn xây dựng và phát triển mới của đất nước. 

      Không chỉ vậy, đổi mới nhận thức về về tính khách quan và vai trò quan trọng của các hội ở Việt Nam hiện nay còn để đáp ứng nhu cầu về sự đồng thuận xã hội mà ngày càng trở nên không thể thiếu được đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại không chấp nhận một nhóm xã hội nhất định có thể thay mặt cho toàn bộ xã hội vốn đa dạng và không thuần nhất quyết định những vấn đề của chính họ. Xã hội hiện đại, theo phân tích của nhiều nhà tương lai học, mặc dù cần sự thống nhất chung để phát triển, nhưng sự thống nhất đó lại không thể được tạo ra chỉ từ phía trên xuống, tức là từ phía các nhà quản trị, mà phải từ chính cơ sở, từ chính những người đã và đang làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội từ rất nhiều khu vực khác nhau. Xã hội càng phát triển cao thì sự đồng thuận xã hội, những ý tưởng về quản lý xã hội lại càng phải bắt đầu từ dưới lên, từ những người trực tiếp nhất với công việc lao động. Về phương diện này, các nhà quản trị xã hội đơn thuần cùng vài trăm vị đại biểu lập pháp đã không thể có đủ tri thức để làm được việc này nếu không chịu lắng nghe và tập hợp được toàn bộ các ý tưởng được bắt đầu từ phía các cá nhân, các nhóm xã hội thông qua vai trò biểu đạt và phản biện của các tổ chức hội. Ở đây, tiếng nói của các hội, hết sức đa dạng đã giúp các nhà quản lý công việc quan trọng này. Đây là một yếu tố khách quan đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. 

      Hiện nay, mặc dù khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có cấu trúc khá toàn diện nhưng nó vẫn còn nhiều quy định chưa hợp lý, khắt khe, gây khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của các hội. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của các hội trong đời sống xã hội và với sự phát triển của quốc gia. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thống nhất quan điểm về vai trò khách quan và tầm quan trọng của các hội sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho việc sửa đổi khung pháp lý, hoàn thiện khuôn khổ luật pháp để các hoạt động của các hội hoạt động tích cực đóng góp cho sự phát triển đất nước. 

      2. Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các hội:

      Trên thực tế, nhiều hội ở Việt Nam từ lâu đã được thành lập bởi Đảng Cộng sản và tất cả đều hoạt động trong khuôn khổ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Một số không nhỏ các tổ chức hội được nhà nước tài trợ toàn bộ hoặc một phần (về biên chế, trụ sở, phương tiện, kinh phí...) để thực hiện các nhiệm vụ do Đảng hoặc Nhà nước giao phó. Bởi vậy, các hoạt động thường xuyên của các hội nói trên đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý rất chặt chẽ của Nhà nước. 

      Xét chung, có thể nói rằng, các tổ chức hội ở Việt Nam về cơ bản vẫn là những thiết chế có định hướng chính trị lành mạnh, gắn bó với Đảng, Nhà nước, Dân tộc và Tổ quốc. Đây là yếu tố thuận lợi quan trọng đối với công tác lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý hành chính của Nhà nước về các tổ chức hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. 

      Tuy nhiên sự biến đổi mạnh mẽ của đất nước trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đối với công tác lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý hành chính của Nhà nước về các tổ chức hội. Bài học quan trọng về công tác lãnh đạo của Đảng đối với các hội trong thời gian qua là phải đảm bảo được sự hài hoà giữa tính định hướng chính trị của Đảng với tính sáng tạo trong hoạt động của các hội. Hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng gắn bó, là nền tảng quan trọng cho sự đổi mới các hoạt động của hội cũng như đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hội. 

      Những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ trên chính là ở chỗ, những định hướng chính trị của Đảng phải xuất phát từ chính tâm tư nguyện vọng của mỗi người dân thông qua những diễn đàn của các hội. Đảng phải sâu sát với những hoạt động của hội. Để thực hiện điều đó, Đảng không làm thay công việc của chính quyền, lại càng không trực tiếp can thiệp, làm thay cho các công việc hoạt động của các hội. Ở đây, Đảng phải có chính sách tạo dựng và khuyến khích sự gắn kết, đồng thuận giữa chính quyền và các tổ chức hội. Trong bối cảnh đó, không nên xem hội là “sân sau” của chính quyền, mà cần nhìn nhận hội như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là những: “ tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bảo vệ quyền của dân, liên lạc mật thiết với nhân dân với chính phủ“. 

      Xem thêm: ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN

      3. Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần bảo đảm sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội:

      Như đã đề cập ở Chương 1, tự do hiệp hội là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế, trong đó hầu hết các văn bản này Việt Nam đã tham gia và có nghĩa vụ thực hiện. 

      Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập quốc tế hết sức sâu rộng, việc tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm tiêu chuẩn về tự do hiệp hội, là hết sức quan trọng. Điều này giống như việc phải chấp nhận các “luật chơi” để có thể tham gia “sân chơi” toàn cầu hoá. 

      Vì vậy, quản lý nhà nước về hội, bên cạnh việc phải tính đến những yêu cầu đặc thù về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, thì phải triệt để tôn trọng và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc tùy tiện, duy ý chí bỏ qua các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội hiện nay có thể gây ra những hậu quả tức thì và nặng nề cho Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao 

      4. Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần thay đổi tư duy về đối tượng và phương thức quản lý:

      Như đã phân tích ở Chương 2, tư duy quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện nay vẫn nặng về “kiểm soát”, chưa phải là “hợp tác”, “thúc đẩy hoạt động của hội, chưa xem hội là “đối tác” mà cơ bản vẫn mặc định hội là “đối thủ tiềm tàng” của Nhà nước . Tư duy quản lý như vậy dẫn đến những quy định pháp luật khắt khe, phức tạp, phiền hà, làm hạn chế hoạt động và sự phát triển của các hội. 

      Để đổi mới quản lý nhà nước về hội, cần đổi mới tư duy quản lý theo hướng tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện để các hội thành lập, hoạt động, tham gia đóng góp vào các hoạt động kinh tế, xã hội của cộng đồng và đất nước. Cần phải coi việc tăng cường tự do hiệp hội như là một trong những ưu tiên trong chính sách tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân hiện nay. 

      Để thực hiện điều đó, tự do hiệp hội nên được quan niệm như là một quyền dân sự, một dạng tự do hợp đồng của các cá nhân, chủ yếu do luật dân sự điều chỉnh. Cách tiếp cận này sẽ giúp tối thiểu hoá các thủ tục hành chính cho việc cấp phép thành lập các hội . 

      Xem thêm: Hội đồng kỷ luật công chức là gì? Quy định về Hội đồng kỷ luật công chức?

      Về mặt pháp lý, để hoạt động của các hội được thuận tiện, cũng là để tôn trọng quyền tự do hiệp hội, các quy định về gây quỹ, nhận tài trợ, về triển khai các hoạt động (nhất là hội thảo, tập huấn), có hoặc không liên quan đến nước ngoài, nên được điều chỉnh theo hướng tôn trọng quyền tự chủ của các hội. 

      Việc xây dựng Luật về hội cần tiếp cận theo hướng thể hiện được tinh thần tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do hiệp hội của người dân, đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức hội cũng như trong tương quan so sánh với các loại hình tổ chức khác như các doanh nghiệp. Để phù hợp với các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, các quy định về thủ tục đăng ký thành lập và hoạt động của hội (hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận) không nên phức tạp hơn các quy định tương tự dành cho khối doanh nghiệp hoạt động vì mục | tiêu lợi nhuận).

        Xem thêm: Quy định về hội phí của Hội người cao tuổi

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hiệp hội

        Quy định về hội


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Tìm hiểu về Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam

        Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực sáng tạo và bản quyền tác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật. Hiệp hội được tổ chức hoạt động với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và mỗi thành viên của hiệp hội được thực hiện những quyền và nghĩa vụ theo quy định, không lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm tổn hại đến an ninh, trật tự xã hội, đạo đức, truyền thống của dân tộc.

        Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn

        Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam?

        Quy định về Hội đồng nhân dân thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh

        Tìm hiểu về thành phố trực thuộc tỉnh? Vai trò của hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh? Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương?

        Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay

        Kiến nghị các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hiệp hội ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Các giải pháp vĩ mô và các giải pháp cụ thể.

        Thực trạng quản lý nhà nước về hiệp hội ở Việt Nam hiện nay

        Khái quát sự phát triển của chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam? Những ưu điểm và hạn chế của khung pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước về hiệp hội ở Việt Nam?

        Quản lý nhà nước về hội là gì? Đặc điểm và các yếu tố tác động?

        Quản lý nhà nước về hội là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước về hội? Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hội?

        Tự do hiệp hội là gì? Các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội?

        Tự do hiệp hội là gì? Ý nghĩa của tự do hiệp hội? Nội hàm của tự do hiệp hội trong luật nhân quyền quốc tế? Các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội?

        Hội (association) là gì? Lý thuyết về sự hình thành, phát triển của hội?

        Khái niệm hội (association) là gì? Các lý thuyết về sự hình thành, phát triển của hội? Sự hình thành, phát triển của các hội là có nguyên nhân nội sinh từ bản chất của con người và bản chất của xã hội loài người?

        Vốn xã hội là gì? Vai trò của hội như là một nguồn vốn xã hội?

        Khái niệm vốn xã hội (social capital) là gì? Khái niệm về vốn xã hội tại Việt Nam và trên thế giới? Vai trò của hội như là một nguồn vốn xã hội?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ