Tìm hiểu về thành phố trực thuộc tỉnh? Vai trò của hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh? Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương?
Hiện nay, ta nhận thấy rằng, trong cơ cấu tổ chức của Bộ máy nhà nước, các cơ quan quyền lực nhà nước là những cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra nhằm mục đích để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành cũng được phân loại thành cơ quan nhà nước ở cấp trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương. Và, hội đồng nhân dân được biết đến chính một trong số những là cơ quan nhà nước tại địa phương và cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với một số công việc nhất định. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về Hội đồng nhân dân thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh?
Căn cứ pháp lý: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thành phố trực thuộc tỉnh:
Tại Điều 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nội dung cụ thể như sau:
“Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.”
Như vậy, ta nhận thấy, từ quy định được nêu trên thì thành phố thuộc tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ 2 trong 3 cấp hành chính (cụ thể là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.
Thành phố trực thuộc tỉnh được hiểu cơ bản chính là đơn vị hành chính ở cấp huyện, thông thường thành phố trực thuộc tỉnh cũng sẽ chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ và là đầu mối giao thông, giao Iưu của một tỉnh hoặc vùng liên tỉnh hoặc thâm chí trên khu vực cả nước, các thành phố trực thuộc tỉnh sẽ có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh cụ thể hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đời sống xã hội đối với cả nước.
Mỗi tỉnh thì sẽ có thể có nhiều huyện, thị xã nhưng thực chất mỗi tỉnh sẽ chỉ có thể có một thành phố trực thuộc. Pháp luật nước ta quy định cụ thể rằng, đối với việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố trực thuộc tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở xem xét đối với đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (nơi có đô thị đó) và đề nghị của bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Vai trò của hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
Hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh sẽ có vai trò quan trọng thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Không những thế thì Hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh sẽ phải giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính thì Hội đồng nhân dân Thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh đều có những vai trò và ý nghĩa quan trọng.
3. Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương:
Chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bao gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hai cơ quan này sẽ được tổ chức phù hợp với từng đặc điểm cụ thể nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do pháp luật quy định.
Tại Điều 53 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019) quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thị xã có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế – xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.”
Từ quy định pháp luật được nêu trên, ta nhận thấy rằng, Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các đại biểu là Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra.
Tất cả các đại biểu Hội đồng nhân dân đều đóng góp vai trò to lớn đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân trên thực tế thì sẽ không chỉ hoạt động trong các kỳ họp mà Đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ còn có nhiệm vụ và quyền hạn với tư cách là đại biểu của nhân dân ở địa phương. Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được bầu ra theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra trong số tất cả các chủ thể là những đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất khi mỗi khóa Hội đồng nhân dân diễn ra. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.
Các ban của Hội đồng nhân dân chính là hình thức tham gia tập thể của các chủ thể là những đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân để nhằm mục đích giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban được Hội đồng nhân dân thành lập theo nhu cầu công tác cụ thể.