Khi kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần phải đảm bảo chấp hành quy định pháp luật hết sức chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là kinh doanh karaoke, bar, vũ trường?
- 2 2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaok, bar, vũ trường:
- 3 3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bar hoặc dịch vụ vũ trường:
- 4 4. Mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bar, vũ trường:
- 5 5. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường:
1. Thế nào là kinh doanh karaoke, bar, vũ trường?
Kinh doanh dịch vụ karaoke được hiểu là dịch vụ dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình để nhằm phục vụ cho các hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định.
Kinh doanh dịch vụ vũ trường chính là hoạt động cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường.
Khi tiến hành kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh phải đảm bảo chấp hành pháp
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaok, bar, vũ trường:
2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke:
Căn cứ Điều 4 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định để kinh doanh dịch vụ karaoke thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
– Điều kiện về phòng hát: diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
– Điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải đảm bảo.
– Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (ngoại trừ các thiết bị báo cháy nổ).
2.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường:
– Phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
– Điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải đảm bảo.
– Điều kiện về địa điểm kinh doanh: cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.
– Không được đặt chốt cửa bên trong vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (ngoại trừ các thiết bị báo cháy nổ).
3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bar hoặc dịch vụ vũ trường:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP).
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ đến có quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, cụ thể:
– Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nộp hồ sơ thông qua hình thức gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện theo quy định tại mục 2 và cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Nếu như cơ quan có thẩm quyền từ chối việc cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, bar, vũ trường:
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định sẽ áp dụng mức xử phạt như sau:
– Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động: áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
– Đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động: áp dụng phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
– Đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: áp dụng phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng với các hành vi sau:
+ Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
+ Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
– Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định.
+ Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường.
+ Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
+ Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình hoặc không đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke.
+ Trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu mà không thực hiện điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
+ Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.
– Phạt tiền 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng:
+ Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định.
+ Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh.
+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
– Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng:
+ Không có giấy phép theo quy định mà thực hiện kinh doanh dịch vụ vũ trường.
+ Thực hiện kinh doanh mà sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường của tổ chức, cá nhân khác.
+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường để kinh doanh.
– Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 24 tháng.
– Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
5. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường:
Mẫu số 01
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……… | …., ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
DỊCH VỤ KARAOKE HOẶC DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG
Kính gửi:……… (2) …….….
Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh: …………….
Người đại diện theo pháp luật: …………….
Địa chỉ trụ sở chính: ………….
Điện thoại:……… Fax: ………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ..………do……… cấp ngày ….. tháng …. năm …………
Mã số: ………
Đề nghị … (2) … xem xét cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, cụ thể là:
Kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường tại địa chỉ: …………
Tên, biển hiệu cơ sở kinh doanh (nếu có): ………
Điện thoại:………… Fax:……
STT | Vị trí, kích thước phòng | Diện tích (m2) |
|
|
|
Tài liệu kèm theo:……………(3)…………
… (1) … xin cam đoan nội dung trình bày trên hoàn toàn chính xác và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/20…/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu vi phạm, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Người đại diện theo pháp luật |
(1) Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường.
(3) Nêu rõ các tài liệu kèm theo.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.