Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?
Trên thực tế hiện nay thì để bắt gặp một giao dịch rất sự là rất dể dàng. Một ngày, đối với một người có thể xác lập rất nhiều các giao dịch dân sự như: giao dịch dân sự được xác lập trong việc mua bán hàng hóa, đồ gia định; giao dịch dân sự được xác lập trong việc ký kết hợp đồng giữ các bên; việc giao dịch dân sự được xác lập trong việc mộ học sinh, sinh viên nộp tiền học phí,… Nhưng không phải giao dịch dân sự nào cũng đều có hiệu lực, bỏi vì, có những giao dịch dân sự theo như quy định tại Bộ luật Dân sự thì được xác định là vô hiệu nhưng mọi người không biết và tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Vậy hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được pháp luật quy định như thế nào. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này, cu thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự được biết đến là một dạng mối quan hệ qua lại, tương tác, trao đổi giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó thì giao dịch này cũng được xác định là phương tiện pháp lý quan trọng để cho các công dân thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần trong sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt tiêu dùng. Đây là một trong những loại quan hệ pháp luật quan trọng được pháp luật điều chỉnh. Ở Việt Nam, chế định giao dịch dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ” Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, ta có thể hiểu giao dịch dân sự là một trong những sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh hậu quả pháp lý. Phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý thì khi xác lập giao dịch phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự mà các chủ thể tham gia giao dịch không tuân thủ theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với 10 giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu chính là việc không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Đối với một giao dịch dân sự vô hiệu, nhìn chung, cho dù các bên tham gia giao kết đã thực hiện hoặc thực hiện một phần quyền và nghĩa vụ theo cam kết của các bên thì việc thực hiện ấy vẫn không được công nhận về mặt pháp lý và các cam kết không có giá trị bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm các bên xác lập giao dịch đó.
Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch vô hiệu các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể bất lợi về vật chất và tinh thần, như không đạt được mục đích đã được xác định, nếu chưa thực hiện thì sẽ không được thực hiện giao dịch nữa; nếu đang thực hiện thì phải chấm dứt việc thực hiện đó để quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 BLDS năm 2015). Giao dịch dân sự vô hiệu thường có những đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, giao dịch ấy không đáp ứng một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà pháp luật đã quy định.
Thứ hai, các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nhìn chung, pháp luật cần có hình thức ứng xử phù hợp, thường là giải quyết theo hướng đưa các bên quay lại tình trạng ban đầu và các bên tham gia giao dịch phải hoàn lại cho nhau những gì đã nhận.
Theo cách phân loại truyền thống, các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể được phân thành 2 nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.Sự phân loại nêu trên dựa vào một số điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối:
Một là, Trình tự vô hiệu của giao dịch dân sự. Hay nói theo cách khác thì giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Đối với các giao dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và bị tòa án tuyên bố vô hiệu.
Hai là, Thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu giao dịch được xác định đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối, thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 132
Ba là, Quyết định của tòa án tuyên vô hiệu giao dịch dân sự hay nói các khác là các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối có thể bị vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án mà đương nhiên không có giá trị vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên Nhà nước không bảo hộ. Do đó, đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì quyết định của Tòa án là cơ sở làm khiến giao dịch vô hiệu. Quyết định của tòa án mang tính chất phán xử. Không những thế mà Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hoặc của đại diện hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước tòa các cơ sở của yêu cầu.
Trên cơ sở của khái niệm về giao dịch dân sự vô hiệu và các đặc điểm về giao dịch này được lập ra thì các trường hợp pháp luật quy định giao dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công: lợi ích của nhà nước, của xã hội. Song song với đó thì đối với trường hợp pháp luật quy định vô hiệu tương đối nhằm bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia giao dịch.
3. Quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Trên cơ sở quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2013 về hậu quả pháp lý của các giao dịch dân sự vô hiệu. Khi một giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ dẫn đến các hậu quả sau: “Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Từ quy định trên, ta có thể thấy hậu quả pháp lý của các giao dịch dân sự vô hiệu được xác định dựa trên các yếu tố là về giá trị pháp lý của hợp đồng, về hoàn trả lại tài sản, xử lý các khoản lợi thu được từ giao dịch vô hiệu và quy định về bồi thường thiệt hại đối với giao dịch dân sự vô hiệu. Để hiểu thêm về hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự vô hiệu thì trong mục 3 này Luật Dương Gia sẽ phân tích chi tiết về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Thứ nhất, về giá trị pháp lý của hợp đồng theo như quy định tại Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Như vậy, có thể thấy pháp luật dân sự quy định rằng nếu giao dịch mới xác lập chưa thực hiện thì các bên tham gia ký kết hợp đồng không thực hiện, nếu các bên đang thực hiện hợp đồng dân sự đã được xác lập thì không tiếp tục thực hiện giao dịch. Chính vì vậy mà có thể khẳng định một điều ràng trong Bộ luật này không công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao dịch dân sự bị vô hiệu ngay cả khi các bên đã thực hiện xong giao dịch.
Thứ hai, về hoàn trả lại tài sản theo như quy định tại Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Tuy nhiên theo như quy định này thì do giao dịch không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng, các bên khôi phục lại tình trang ban đầu.
Thứ ba, Quy định về xử lý các khoản lợi thu được từ giao dịch vô hiệu theo như quy định tại Khoản 3 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó
Thứ tư, quy định về bồi thường thiệt hại đối với giao dịch dân sự vô hiệu theo như quy định tại Khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy chủ thể trong giao dịch bị vô hiệu chỉ phải bồi thường khi có hai điều kiện: Là bên có lỗi và lỗi đó gây ra thiệt hại trên thực tế.
Như vậy, có thể thấy tằng việc pháp luật Dân sự có quy định về hậu quả của giao dịch vô hiệu đã phần nào giải quyết được hết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các giao dịch dân sự vô hiệu. Bỏi vì các giao dịch dân sự rất nhiều và da dạng ở các lĩnh vực và trường hợp khác nhau, nên việc giải quyết các giao dịch dân sự vô hiệu còn chưa chặt chẽ và triệt để.