Hạn ngạch được hiểu là biện pháp quản lý của Nhà nước nhằm quy định giới hạn hàng hóa được phép xuất khẩu và nhập khẩu trong một thời gian nhất định để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như điều tiết thương mại quốc tế. Vậy quy định về hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 quy định về Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Hạn ngạch xuất khẩu được hiểu đó là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định với mục đích để áp dụng và hạn chế về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
– Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu đó là biện pháp mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng có mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì hạn ngạch xuất khẩu đó là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Còn hạn ngạch nhập khẩu được hiểu đó là biện pháp mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng có mục đích hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam
Căn cứ theo quy định Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định cụ thể về việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Áp dụng đối với các biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
– Theo quy đjnh hiện nay thì việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Theo điều ước quốc tế mà hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Đối với hàng hóa cần bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ nhất định;
+ Khi nước nhập khẩu có chính sách áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
– Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải thực hiện việc bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về các phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Theo đó thì hiện nay biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Theo điều ước quốc tế mà hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Đối với hàng hóa cần bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
– Khi nước nhập khẩu thì phải áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Lưu ý: Đối với việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu cần phải bảo đảm một cách công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
2. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương?
Căn cứ theo quy định Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc áp các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương như sau:
– Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn để có mục đích làm trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.
– Áp dụng đối với các biện pháp quản lý ngoại thương không đúng về thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
– Tiết lộ về thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
– Xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà hiện không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không tiến hành làm thủ tục hải quan hoặc hàng hóa được xác định gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
– Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm tới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.
– Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động đối với việc quản lý ngoại thương.
Như vậy, căn cứ theo quy định nên trên thì các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương gồm có:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để có mục đích làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, gây cản trở tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật Quản lý ngoại thương 2017.
– Áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng về trình tự và thủ tục.
– Có mục đích nhằm tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
– Xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện;
– Hàng hóa đã không đi qua đúng cửa khẩu quy định;
– Hàng hóa đã không tiến hành làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
– Hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không thực hiện việc dán tem.
– Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà đã có vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017
– Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến việc hoạt động quản lý ngoại thương.
3. Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT thì đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong đó gồm:
– Đối với những mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân phải có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng đối với thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
– Đối với mặt hàng muối: Thương nhân sẽ phải có nhu cầu sử dụng muối cho việc sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
– Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân sẽ có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
– Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện chi tiết và đầy đủ theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Dựa trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Thông tư 12/2018/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
THAM KHẢO THÊM: