Giấy tờ có giá là gì? Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá? Phát hành giấy tờ có giá? Các loại giấy tờ có giá? Các loại giấy tờ dễ bị nhầm lẫn là giấy tờ có giá?
Giấy tờ có giá là một trong những loại tài sản theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy, quy định về giấy tờ có giá như thế nào? Ví dụ về các loại giấy tờ có giá ra sao?
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Giấy tờ có giá là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản nào định nghĩa giấy tờ có giá là gì, tuy nhiên dựa theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì ta có thể hiểu rằng giấy tờ có giá là một loại tài sản.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN cũng có quy định về giấy tờ có giá, theo quy định này ta có thể xác định được rằng giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Hay nói cách khác thì giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này.
Các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau:Trị giá được thành tiền;Được phép giao dịch;Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
2. Quy định về chiết khấu giấy tờ có giá:
Bên cạnh những quy định về các loại giấy tờ có giá thì pháp luật hiện nay cũng có những quy định về chiết khấu giấy tờ có giá, đây được xem như là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán.
Theo đó, ta có thể xác định được giấy tờ có giá được chiết khấu theo các cách thức như là:
– Được phát hành bằng đồng Việt Nam ;
– Được phép chuyển nhượng;
– Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;
– Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;
– Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;
– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.
Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá nhất định, cụ thể là các điều kiện theo Thông tư 01/2012/TT-NHNN bao gồm:
– Phải là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu, đảm bảo phải có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu.
– Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy và có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp
3. Phát hành giấy tờ có giá:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi phát hành giấy tờ có giá thì các tổ chức tín dụng cần phải lưu ý về hình thức phát hành, nội dung của giấy tờ có giá, Đồng tiền phát hành và thanh toán, Mệnh giá của giấy tờ có giá, Lãi suất giấy tờ có giá. Cụ thể là:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng.
Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có các nội dung chính được quy định như: tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,…
Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam và phải đảm bảo là mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là một trăm nghìn đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Còn đối với mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Theo quy định của pháp luật thì lãi suất trái phiếu còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.
4. Các loại giấy tờ có giá:
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể điểm c khoản 2 Điều 6
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định của Pháp lệnh về ngoại hối;Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác. Tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công trái và công cụ khác theo quy định của pháp luật quản lý về nợ công. Các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, nhóm chứng khoán, chỉ số chứng khoán, Hợp đồng góp vốn đầu tư và các loại chứng khoán khác.
Theo đó, ta có thể hiểu các loại giấy tờ có giá như sau;
– Hối phiếu đòi nợ là loại giấy tờ yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu;
– Hối phiếu nhận nợ là loại giấy tờ mà trong đó có sự cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu;
– Séc là loại giấy tờ ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng;
– Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể do Bộ Tài chính phát hành;
– Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu do doanh nghiệp phát hành;
– Kỳ phiếu là giấy tờ dùng để cam kết trả nợ gốc và lãi cho người sở hữu kỳ phiếu khi đến hạn thanh toán do tổ chức, cá nhân phát hành;
– Cổ phiếu là loại chứng khoán của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành nó xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
– Tín phiếu là giấy tờ xác nhận món nợ phải thanh toán giữa chủ thể phát hành tín phiếu với người sở hữu tín phiếu vào ngày đáo hạn;
– Công trái là một loại trái phiếu chính phủ được phát hành để huy động vốn nhằm thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng về kinh tế-xã hội của đất nước;
– Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng;
– Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định, do công ty cổ phần phát hành;
– Chứng quyền là loại chứng khoán cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định . Nó được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi;
– Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước;
– Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai;
– Hợp đồng góp vốn đầu tư là hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận và được phép chuyển đổi thành chứng khoán khác, góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa các nhà đầu tư với tổ chức phát hành hợp;
5. Các loại giấy tờ dễ bị nhầm lẫn là giấy tờ có giá:
Trên thực tế hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cụ thể như là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này không phải giấy tờ có giá bởi bản thân tờ giấy đó nó không phải là tài sản mà trong trường hợp này tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong giấy.
Bên cạnh đó, dựa vào quy định trên thì ta cũng cần xác định được một số trường hợp không phải là giấy tờ có giá bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…