Quy định về giao rừng? Quyền lợi của người được giao rừng?
Giao rừng được biết đến là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc giao rừng trong giai đoạn hiện nay giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trên nhiều mặt của đời sống. Kết quả thực hiện chính sách giao rừng trong giai đoạn hiện nay cũng đã đạt được những thành tựu, từ đó góp phần từng bước nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học và nguồn vốn sinh kế cho những người dân địa phương. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về giao rừng? Quyền lợi của người được giao rừng?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giao rừng:
Theo Điều 16 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định cụ thể về giao rừng với nội dung sau đây:
“1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn
b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Việc giao rừng sẽ cần phải tuân thủ theo đúng quy định cụ thể được nêu trên. Việc đưa ra quy định này góp phần bảo đảm cho quá trình giao rừng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.
Giao rừng như chúng ta đã biết chính là một trong số những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quan trọng đó là định hướng cho ngành lâm nghiệp từng bước ổn định và cũng góp phần khẳng định vị thế trong tiến trình phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó thì giao rừng cũng được xem là một công cụ hiệu quả huy động hiệu quả mọi thành phần trong xã hội tham gia vào công tác quản lý, sử dụng rừng, từ đó đã góp phần quan trọng duy trì, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, cải thiện vốn sinh kế và thu nhập của người dân, nhất là người dân sống dựa vào rừng ở vùng sâu, vùng xa.
Từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên, có thể nói, chính sách giao rừng đã thể hiện tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, sự mong muốn của người dân. Tuy nhiên, để nhằm mục đích có thể thực thi hiệu quả hơn công tác giao rừng này, đòi hỏi ngành lâm nghiệp cần khắc phục những thách thức, khó khăn với những giải pháp hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn, từng lãnh thổ, qua đó cần phải khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
2. Quyền lợi của người được giao rừng:
Giao rừng được biết đến là một trong những công cụ quản lý rừng hiệu quả, giúp đảm bảo việc duy trì, khôi phục độ che phủ rừng và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, năng lực phòng hộ thông qua thực thi quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, rừng theo qui định của pháp luật với chủ trương thúc đẩy giải pháp đảm bảo tính có chủ của từng diện tích đất lâm nghiệp; bên cạnh đó thì việc giao rừng cũng giúp cải thiện nguồn vốn sinh kế, thu nhập của người dân sinh sống bằng nghề rừng.
Cùng với những thành tựu đã đạt được, công tác giao rừng trong giai đoạn hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức bởi vì pháp luật nước ta đã thiếu đi các quy định chi tiết, một số nội dung còn bất cập trong quá trình triển khai thực tế tại địa phương; cũng như nhận thức, năng lực quản lý của các cơ quan thực thi và chủ rừng còn hạn chế. Vì vậy, nhằm mục đích để có thể tăng cường thực thi hiệu quả công tác giao đất, giao rừng, góp phần thiết thực vào quản lý rừng bền vững, trở thành công cụ xóa đói giảm nghèo ở vùng sản xuất lâm nghiệp cần phải có những nghiên cứu tổng hợp, cụ thể về các điều kiện liên quan, từ đó đưa ra các đề xuất về các giải pháp, công cụ triển khai mang tính đồng bộ, khả thi hơn.
Tại các Điều 73, 81, 82, 83 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về quyền của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất; bao gồm các nội dung cụ thể sau:
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng phòng hộ.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; được hưởng từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất có quyền hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng.
– Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất được khai thác lâm sản theo quy định (Đối với rừng phòng hộ được quy định tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp năm 2017 ; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp năm 2017; đối với rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 59 của Luật Lâm nghiệp).
Cụ thể như sau:
Điều 55 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ với nội dung cụ thể như sau:
– Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
– Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ.
+ Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
– Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
+ Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định.
+ Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng.
+ Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
Điều 58 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên với nội dung sau đây:
– Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
+ Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp này và Quy chế quản lý rừng.
Điều 59 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng với nội dung sau đây:
– Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
– Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng.
Ngày nay, trên thực tế, việc giao rừng giữ vai trò cần thiết trong tiến trình hướng đến mục tiêu quản lý rừng bền vững, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, duy trì đa dạng sinh học và hỗ trợ môi trường sống trên cơ sở phân quyền quản lý. Giao rừng được xem là một công cụ quan trọng và nó góp phần thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào quản lý rừng, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực, tăng cường chất lượng tài nguyên rừng và giảm tải cho lực lượng quản lý Nhà nước, đồng thời từng bước cải thiện sinh kế dân cư.
Ta hiểu giao rừng với việc trao quyền và bảo đảm quyền sở hữu, sử dụng là điều kiện, tiền đề cho sản xuất ổn định bởi sự duy trì và gia tăng nguồn vốn sinh kế của các thành phần kinh tế thông qua cải thiện tư liệu sản xuất, đảm bảo cơ hội đầu tư phát triển, kết hợp với sự hỗ trợ về mặt tài chính, kiến thức và vật chất đã giúp các chủ thể thay đổi nhận thức, gia tăng giá trị rừng theo hướng bền vững. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay có thể thấy giao rừng chính là giải pháp tích cực được nhiều quốc gia áp dụng để nâng cao chất lượng rừng.