Khái quát chung về giao dịch dân sự? Quy định về giải thích giao dịch dân sự?
Giao dịch dân sự chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước ta. Để tồn tại và phát triển trong một xã hội các chủ thể phải tương tác qua lại với nhau. Các giao dịch dân sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch và hướng tới lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp việc xác lập giao dịch dân sự không rõ ràng, cần phải giải thích các giao dịch dân sự đó. Pháp luật nước ta cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về giải thích giao dịch dân sự theo
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về giao dịch dân sự:
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự:
Theo
Như vậy, dựa theo quy định nêu trên, ta có thể hiểu giao dịch dân sự là một trong những sự kiện pháp lý diễn ra khá phổ biến trên thực tiễn đời sống. Các sự kiện này đã làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hiện nay, các giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để các bên giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý thì khi xác lập giao dịch phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định cụ thể.
Từ quy định cụ thể nêu trên, ta nhận thấy giao dịch dân sự được xác định là kết quả của việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí đã làm phát sinh hậu quả pháp lí. Trên thực tế, căn cứ vào từng giao dịch cụ thể mà sẽ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của các chủ thể để nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định nhưng không được trái với các quy định pháp luật hiện hành.
1.2. Mục đích của giao dịch dân sự:
Mục đích của giao dịch dân sự về cơ bản là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó theo quy định tại Điều 118 Bộ luật dân sự năm 2015.
Hiện nay, mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch.
Hay hiểu một cách khác thì mục đích của giao dịch dân sự luôn mang tính pháp lí. Khi tham gia giao dịch các bên luôn hướng đến mục đích pháp lí của bản thân mình sẽ trở thành hiện thực và các bên trong giao dịch phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
1.3. Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự:
Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự như đã được phân tích nêu trên là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
Giao dịch dân sự hiện nay đã trở thành căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội.
Ngày nay, xã hội phát triển nhanh chóng, trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự trên thực tế, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
2. Quy định về giải thích giao dịch dân sự:
2.1. Quy định về giải thích giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015:
Quy định của pháp luật về giải thích giao dịch dân sự:
Những tranh chấp giữa các bên tham gia giao dịch dân sự thường diễn ra không ít. Trông thực tế, hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Cụ thể như là bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình với bên có quyền. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ từ giao dịch có thể là hành vi cố ý, có thể vô ý hoặc cũng có thể các chủ thể thực hiện sai do không hiểu hết nội dung của giao dịch đó.
Bởi vì khi các bên xác lập giao dịch đã thỏa thuận và thể hiện sự thỏa thuận không chuẩn, không diễn tả được ý chí tự nguyện của mình một cách chuẩn xác và còn có nhiều nội dung của giao dịch không được làm rõ, khó hiểu hoặc có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chính bởi vì vậy, Theo Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định về giải thích giao dịch dân sự là một quy định cần có để điều chỉnh quan hệ giao dịch có nội dung không thể hiện rõ ràng, cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
Các giao dịch dân sự được xác lập là sự thiết lập các quy tắc xử sự chung trên cơ sở pháp luật và ý chí tự do của các bên tham gia giao dịch. Chính bởi vì vậy, việc giải thích giao dịch dân sự phải xuất phát từ những căn cứ mà pháp luật đã quy định từ trước.
Theo quy định pháp luật thì các giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
– Thứ nhất: Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch.
Các giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của các bên tham gia giao dịch. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi vì khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều sẽ thông qua người đại diện hợp pháp theo đúng quy định pháp luật. Các chủ thể là người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Giao dịch dân sự là quan hệ pháp luật có tính chất dân sự. Chính bởi vì vây mà ý chí tự nguyện được coi là yếu tố quan trọng nhất của một giao dịch dân sự trên thực tế. Khi tham gia thỏa thuận, các bên được cho là đã có ý chí cùng hướng về một mục đích. Chính vì thế, khi giải thích giao dịch dân sự thì yếu tố đầu tiên cần được xem xét đến là ý chí thực sự của các bên khi thiết lập giao dịch.
– Thứ hai: Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch.
– Thứ ba: Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
Các trường hợp ngoại lệ đối với việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, việc giải thích giao dịch dân sự được thực hiện đối với giao dịch mà theo quy định pháp luật là: Giao dịch có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc giải thích giao dịch đó được thực hiện theo các thứ tự theo quy định tại các điểm a, b và c của khoản 1, Khoản 2 Điều 121 quy định việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2015 và việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2015.
2.2. Các trường hợp phải giải thích giao dịch dân sự:
Cần phải giải thích giao dịch dân sự trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu cần phải giải thích giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự thường có hai loại điều khoản: Đó là các điều khoản chung ấn định nguyên tắc của giao dịch và các điều khoản cụ thể ấn định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Trên thực tế, rất nhiều lúc các điều khoản không rõ ràng và không cho thấy được ý chí của chủ thể xác lập giao dịch. Rất nhiều trường hợp các điều khoản này không xác định được các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Chính vị thế mà cần phải giải thích giao dịch dân sự.
Khó hiểu là muốn nói đến việc một người bình thường khó có thể hiểu được ý nghĩa của ngôn từ trong giao dịch dân sự. Hiện nay vẫn chưa có giải thích từ cơ quan có thẩm quyền về khó hiểu. Ta nhận thấy, quy định về trường hợp điều khoản khó hiểu là không hợp lý và cần loại bỏ bởi vì rất khó xác định như thế nào là khó hiểu trên thực tiễn.
– Thứ hai: Khi có một điều khoản có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cần phải giải thích giao dịch dân sự:
Một điều khoản của giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Đối với trường hợp các điều khoản không rõ ràng thì các bên phải chọn nghĩa nào mà khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
Thông thường khi một ngôn từ đã có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, điều khoản chứa ngôn từ đó cũng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, trong các hợp đồng lớn hiện nay, các bên thường có điều khoản định nghĩa các ngôn từ chính được sử trong hợp đồng đó. Lúc này các ngôn từ phải được giải thích sao cho phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng và ý chí của các bên tham gia giao dịch.