Hiện nay, nhiều vị trí việc làm tại Việt Nam cần sử dụng lao động nước ngoài để đáp ứng các điều kiện về mặt chuyên môn, ký thuật. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về về việc đóng BHXH của lao động là người nước ngoài?
Mục lục bài viết
- 1 1. Người lao động nước ngoài có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
- 2 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài:
- 3 3. Người lao động nước ngoài có được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiễm xã hội bắt buộc không?
- 4 4. Người lao động nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản không?
1. Người lao động nước ngoài có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội không?
Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 43/2018/NĐ-CP thì những đối tượng lào người lao đọng nước ngoài sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng những điều kiện sau:
– Khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp
– Kí
– Ngoài ra, những đối tượng là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc trường hợp sau:
+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng
+ Người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật
Người lao động nước ngoài thuộc những trường hợp vừa nêu trên sẽ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài:
Tiêu chí | Người lao động | Người sử dụng lao động |
Mức đóng và phương thức đóng | – Hàng tháng người lao động nước ngoài sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội như sau: + Quỹ hưu trí, tử tuất: 8% + Quỹ bảo hiểm y tế: 1.5% – Đối với người lao động nước ngoài không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. | -Hàng tháng người sử dụng lao động phải đóng dựa trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau + Quỹ ốm đau, thai sản: 3% + Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0.5% (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được bộ lao động thương binh và xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là 0.3%) + Quỹ hưu trí và tử tuất: 14% + Bảo hiểm y tế: 3% -Lưu ý: + Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. + Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết. |
Tổng mức đóng | Tổng mức đóng bảo hiểm xã hội là 9.5% | Tổng mức đóng bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động là 20.5% |
Căn cứ pháp lý | + Điều 12 Nghị định 143/NĐ-CP + Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH | + Điều 13 Nghị định 143/NĐ-CP + Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH |
3. Người lao động nước ngoài có được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiễm xã hội bắt buộc không?
3.1. Điều kiện để người nước ngoài được hưởng lương hưu:
– Người lao động là công dân nước ngoài đáp ứng những điều kiện vừa nêu tại mục 1 sẽ được hưởng lương hưu nếu đáp ứng những điều kiện sau:
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
– Trường hợp có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được nghỉ hưu trước tuổi 5 năm
– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao
– Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được nghỉ hưu sớm tối đa là 10 năm
3.2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động nước ngoài:
Mức hưởng lương hưu của người lao động nước ngoài được tính theo công thức sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 | tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%; |
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi | Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội 15 năm là 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, tối đa là 75% |
Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam được tính bằng 45 % tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: + Nghỉ hưu năm 2018 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 16 năm + Nghỉ hưu năm 2019 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 17 năm + Nghỉ hưu năm 2020 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 18 năm + Nghỉ hưu năm 2021 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 19 năm + Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 20 năm |
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Lưu ý: Nếu người lao động nước ngoài có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn mức hưởng lương hưu 75% khi nghi hưu thì ngoài lương hưu người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Cứ mỗi năm đóng vượt tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì sẽ được 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
4. Người lao động nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản không?
4.1. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản:
Người lao động là công dân nước ngoài đáp ứng những điều kiện vừa nêu tại mục 1 sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng những điều kiện sau:
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng;
+ Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Tuy nhiên nếu trong thời gian sinh con mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thìv chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi ã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận con nuôi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
4.2. Mức hưởng chế độ thai sản :
- Mức hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi
Mức hưởng/con = 2 x Mức lương cơ sở = 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng
lưu ý: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
- Mức hưởng chế độ thai sản
Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản | Mức hưởng | Căn cứ pháp lý |
Lao động nữ khám thai | Mức hưởng chế độ thai sản một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày | Điều 32 |
Lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý | Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu người lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội | Điều 33 luật bảo hiểm xã hội 2014 |
Lao động nữ sinh con | Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu người lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội Lưu ý: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con, mức hưởng chế độ thai sản một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày | Điều 34 luật bảo hiểm xã hội 2014 |
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ | Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu người lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội | Điều 35 luật bảo hiểm xã hội 2014 |
Người lao động nhận nuôi con nuôi | + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu người lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội + Với trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. | Điều 36 luật bảo hiểm xã hội 2014 |
Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai | Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, nếu người lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội | Điều 37 luật bảo hiểm xã hội 2014 |
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại việt nam
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế