Nguyên tắc và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động định giá tài sản. Quy định về định giá tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trường hợp định giá lại tài sản. Mẫu yêu cầu định giá tài sản.
Trong quá trình giải quyết tố tụng, yêu cầu định giá tài sản là một những bước rất quan trọng để xác định thiệt hại giúp cho cơ quan nhà nước xác định đúng tội danh. Vậy quy định về định giá tài sản trong
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động định giá tài sản:
Thứ nhất, nguyên tắc khi định giá tài sản phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Việc định giá tài sản phải phù hợp với giá thị trường của tài sản cần định giá hoặc căn cứ dựa trên tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá
– Đảm bảo việc định giá phải khách quan, công khai, trung thực và kịp thời.
Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân, tổ chức đối với hoạt động định giá tài sản trong tố tụng hình sự:
Điều 5 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức như sau:
– Đối với cá nhân được Hội đồng định giá yêu cầu hoặc được cơ quan, tổ chức cử tham gia Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia và thực hiện việc định giá tài sản theo quy định
– Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá; đồng thời có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết để cá nhân được cử tham gia định giá tài sản
Lưu ý việc cử người phải bằng văn bản và đúng thời gian theo đề nghị của cơ quan thành lập Hội đồng định giá.
– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác cần có trách nhiệm cung cấp tài liệu và những thông tin liên quan đến việc định giá tài sản. Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện cho Hội đồng định giá thực hiện việc khảo sát giá cũng như thu thập các thông tin liên quan đến tài sản cần định giá.
2. Quy định về định giá tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
2.1. Quy định về văn bản yêu cầu định giá tài sản:
– Căn cứ: trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tố tụng cần xác định định giá của tài sản thì sẽ ra văn bản yêu cầu định giá tài sản
– Nội dung của văn bản yêu cầu định giá tài sản gồm:
+ Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá
+ Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu
+ Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá
+ Tên tài liệu có liên quan (nếu có)
+ Nội dung yêu cầu định giá tài sản
+ Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản
– Cơ quan yêu cầu định giá tài sản phải tiến hành giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu. Thời hạn giải quyết là trong vòng 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản
Đồng thời tiến hành gửi văn bản định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
2.2. Thời hạn định giá tài sản:
Thời hạn định giá tài sản được thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Nếu như việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết.
2.3. Quy trình tiến hành định giá tài sản:
* Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Theo Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về việc thành lập Hội đồng định giá thì về cơ bản được phân thành hai kiểu là Hội đồng định giá theo vụ việc và Hội đồng định giá thường xuyên.
* Hai loại Hội đồng định giá nói trên, về cơ bản thành phần đều gồm những người sau:
Thành phần của Hội đồng định giá tài sản cấp huyện bao gồm:
– Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính
– Thành viên thường trực Hội đồng là một chuyên viên của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính
– Thành viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản
Thành phần của Hội đồng định giá cấp tỉnh bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính
– Thành viên Thường trực Hội đồng là lãnh đạo cấp phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính
– Thành viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản
Thành phần của Hội đồng định giá ở trung ương bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng: gồm 1 lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ hoặc lãnh đạo cơ quan chuyên môn được ủy quyền của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá
– Thành viên Thường trực Hội đồng: là 1 lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá
– Thành viên của Hội đồng: là đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá
Dựa vào đặc điểm của tài sản cần định giá, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá quyết định các thành viên sao cho phù hợp
* Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tài sản:
– Số lượng thành viên là số lẻ
– Đối với Hội đồng định giá cấp huyện: tối thiểu là 03 người
– Đối với Hội đồng định giá cấp tỉnh và ở trung ương: tối thiểu là 05 người
* Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản. Và trong phiên họp đó, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết và khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
3. Trường hợp định giá lại tài sản:
* Căn cứ tiến hành định giá lại tài sản:
– Khi có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản.
– Khi có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá, cần thiết sẽ tiến hành định giá lại lần hai do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu. Và kết luận định giá lại trong lần hai này sẽ được dùng để giải quyết vụ án.
* Định giá lại tài sản trong các trường hợp:
Trường hợp 1: khi tài sản bị thất lạc hoặc không còn:
– Nếu như tài sản bị thất lạc hoặc không còn nữa thì sẽ căn cứ dựa vào hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá để tiến hành định giá lại lần hai
Trường hợp 2: định giá lại trong trường hợp đặc biệt:
– Thẩm quyền tiến hành định giá trong trường hợp đặc biệt:
+ Đối với tài sản do Hội đồng định giá cấp huyện thực hiện định giá lần đầu: sẽ do Hội đồng định giá cấp bộ thực hiện
+ Đối với tài sản do Hội đồng định giá cấp tỉnh thực hiện định giá lần đầu: sẽ do Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Kết quả định giá này sẽ được sử dụng để giải quyết vụ án.
4. Mẫu yêu cầu định giá tài sản:
Số:…../YC-VKS…-…[3]
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
…, ngày…… tháng…… năm 20…
YÊU CẦU
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT ….
Căn cứ các điều 41, 69, 165, 215, 216 và 217[4] Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của[5]……… về tội … quy định tại khoản…… Điều … Bộ luật Hình sự[6];
Xét đề nghị của ông/bà[7] ….(nếu có);
Nhận thấy[8]……,
YÊU CẦU:
1. ….[9]…… tiến hành định giá tài sản[10]……
2. Thời hạn định giá tài sản[11]……. kể từ ngày9……. nhận được Yêu cầu này.
3. Hội đồng định giá tài sản có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Kèm theo Yêu cầu này là hồ sơ, tài liệu có liên quan./.
Nơi nhận:
– Tổ chức, cá nhân được yêu cầu định giá tài sản;
– …………….;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP
VIỆN TRƯỞNG[12]
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn viết đơn yêu cầu:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Nếu quyết định yêu cầu định giá tài sản trong giai đoạn truy tố thì bổ sung căn cứ Điều 236 BLTTHS
[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án
[6] Trường hợp yêu cầu định giá theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 147 BLTTHS thì không cần căn cứ này
[7] Ghi rõ họ, tên, tư cách tham gia tố tụng
[8] Nêu lý do cần phải yêu cầu định giá
[9] Ghi tên Hội đồng định giá được yêu cầu định giá tài sản.
[10] Ghi rõ thông tin, đặc điểm các loại tài sản cần định giá và nơi bảo quản các tài sản này, nội dung yêu cầu định giá,…..
[11] Ghi rõ thời hạn định giá tài sản theo quy định tại Điều 216 BLTTHS
[12] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”