Hiện nay có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau, trong đó bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Trước hết, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án là một trong những chế định vô cùng quan trọng. Về tổng quát, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
Căn cứ vào quy mô, căn cứ vào tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị cho dự án hoàn toàn có thể trình lên người có thẩm quyền để xem xét, đưa ra quyết định về việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đấu thầu;
– Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đấu thầu sẽ được lập đồng thời hoặc được lập độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi, được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
– Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sẽ bao gồm các nội dung cơ bản và chủ yếu như sau: Xem xét bối cảnh thực tế thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu, đánh giá năng lực của các chủ đầu tư, đánh giá nguồn nhân lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với quá trình thực hiện các hoạt động của dự án đấu thầu, phân tích thị trường/đánh giá và xác định rủi ro trong hoạt động đấu thầu, mục tiêu cụ thể trong hoạt động đấu thầu, một số đề suất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho các dự án (trong đó bao gồm một số nội dung cơ bản như: Phân chia dự án thành nhiều gói thầu khác nhau, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng phân chia rủi ro, nguyên tắc phân chia rủi ro, quá trình quản lý rủi ro, tiến độ thực hiện công việc chính trong gói thầu, nội dung khác cần phải lưu ý trong quá trình soạn thảo hợp đồng và soạn thảo hồ sơ mời thầu, vấn đề quản lý thực hiện hợp đồng trong hoạt động đấu thầu).
Theo đó thì có thể nói, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đấu thầu là bản kế hoạch do các chủ đầu tư, bên mời thầu lập ra để phục vụ cho hoạt động đấu thầu. Nội dung chính của kế hoạch lựa chọn nhà thầu đó là đưa ra các thông tin liên quan đến gói thầu và phương án triển khai gói thầu. Một kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ có thể bao gồm một gói thầu hoặc nhiều gói thầu khác nhau, tuy nhiên trong kế hoạch cần phải ghi rõ số lượng gói thầu cũng như nội dung cụ thể của từng gói thầu.
Điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ bao gồm hai điều kiện cơ bản: Điều kiện về nguyên tắc lập kế hoạch và điều kiện về căn cứ lập kế hoạch. Cụ thể như sau:
1.1. Điều kiện về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bắt buộc phải được lập cho toàn bộ dự án và toàn bộ dự toán mua sắm phục vụ cho hoạt động đấu thầu. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập dựa trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách hoặc cũng có thể được lập dựa trên dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đấu thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì có thể lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu hoặc một số gói thầu để thực hiện trước;
– Trong trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện kéo dài hơn 12 tháng, kế hoạch lựa chọn nhà thầu bắt buộc phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu đó;
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bắt buộc phải ghi rõ số lượng gói thầu, nội dung cụ thể của từng gói thầu nhất định;
– Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bắt buộc phải căn cứ vào tính chất kĩ thuật, trình tự thực hiện hoạt động đấu thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong quá trình xây dựng cần phải đảm bảo tính đồng bộ với dự án và dự toán mua sắm của gói thầu, hoàn toàn phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó;
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án của chủ thể có thẩm quyền hoặc có thể được lập đồng thời với quá trình lập dự án/dự toán mua sắm hoặc cũng có thể lập trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần phải được tiến hành trước khi có quyết định phê duyệt dự án đó.
1.2. Điều kiện về căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó có ghi nhận căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Theo đó:
– Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án bao gồm các căn cứ như sau:
+ Quyết định phê duyệt dự án, các tài liệu và giấy tờ có liên quan đến quyết định phê duyệt dự án, ngoại trừ trường hợp gói thầu cần được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Đối với gói thầu cần phải được thực hiện trước khi có quyết định phê chuẩn dự án thì cần phải căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc căn cứ theo quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
+ Cần phải căn cứ vào kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
+ Cần phải căn cứ vào dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, ngoại trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
+ Cần phải căn cứ vào kế hoạch bố trí vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư trong hoạt động đấu thầu hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với những trường hợp dự án không thuộc dự án đầu tư công;
+ Cần phải căn cứ vào điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên), thỏa thuận vay vốn đối với quá trình sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, ngoại trừ trường hợp đấu thầu căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật đấu thầu năm 2023;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đấu thầu.
– Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp dự toán mua sắm sẽ bao gồm:
+ Dự toán mua sắm;
+ Tiêu chuẩn và định mức sử dụng tài sản công của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, viên chức, công chức và người lao động;
+ Các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về vấn đề phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm. Theo đó:
– Thành phần hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Phân công công việc đã thực hiện, những phần công việc không áp dụng được trong quá trình xây dựng hình thức lựa chọn nhà thầu, phân công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần tổng hợp giá trị của các công việc trong quá trình xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các nội dung khác có liên quan;
– Người có thẩm quyền tự phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hoặc ủy quyền cho các chủ đầu tư/đơn vị/cơ quan thuộc phạm vi quản lý tiến hành hoạt động phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật;
– Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ cần phải tổ chức hoạt động thẩm định các nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Luật đấu thầu năm 2023 trước khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu 2023.
THAM KHẢO THÊM: