Bảo trì công trình xây dựng là một trong nhưng khâu quan trọng đảm bảo sự an toàn khi đưa công trình, thiết bị vào trong vận hành. Vậy, quy định về điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được pháp luật điều chỉnh như thế nào? Quy trình bảo trì công trình xây dựng gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng:
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì các công trình xây dựng liên tiếp được xây dựng lên để phục vụ đời sống sản xuất cũng như về đời sống tinh thần của người dân. Điều này đặt ra vấn đề về việc bảo hành bảo trì công trình xây dựng để bảo đảm được sự an toàn và sự vận hành theo đúng dự án ban đầu được đề ra.
Theo pháp luật hiện hành thì bảo trì công trình xây dựng được hiểu là những công việc mà các chủ thể có liên quan thực hiện vì mục đích bảo đảm và duy trì hoạt động bình thường của những công trình này. Đồng thời, việc bảo trì được thực hiện để đảm bảo sự đồng nhất trong bản thiết kế khi đưa công trình này vào sử dụng trên thực tế.
Hoạt động bảo trì công trình xây dựng sẽ được thực hiện theo những nội dung như tiến hành kiểm tra quan trắc về chất lượng công trình định kỳ; Đồng thời, khi phát hiện những sai phạm hoặc những vấn đề cần sửa chữa thì tiến hành việc bảo dưỡng công trình này. Những thiết bị công trình cũng như các hạng mục để đảm bảo việc khai thác sử dụng công trình sẽ được xem xét chặt chẽ vì mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả. Theo sự ghi nhận tại Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì việc bảo trì công trình cần phải tuân thủ những trình tự dưới đây:
– Trước khi tiến hành bảo trì công trình xây dựng việc tiến hành lập và phê duyệt quy trình này là một trong những yếu tố quan trọng và đầu tiên phải thực hiện;
– Khi lập ra bản kế hoạch về bảo trì công trình thì đồng thời phải đưa ra đề xuất về dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng này;
– Sau khi đã dự toán trước những nội dung xoay quanh việc bảo trì thì tiến hành tổ chức thực hiện theo đúng những gì đã lập nên và đồng thời quản lý chất lượng công việc bảo trì trong suốt thời gian thực hiện công đoạn này;
– Mỗi công trình sau khi tiến hành bảo trì cần có sự quản lý các giấy tờ thông tin liên quan đến hồ sơ bảo trì công trình xây dựng. Chính vì vậy, việc lập vào quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng là giai đoạn cuối cùng và quan cũng là quan trọng không thể thiếu. Điều này hỗ trợ cho việc báo cáo và quản lý việc xây dựng công trình có thật sự chất lượng và đem lại hiệu quả khi đưa vào sử dụng trên thực tế hay không.
2. Quy định về điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
Như đã biết, việc lập nên kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là một trong những công đoạn quan trọng nhất trước khi tiến hành việc bảo trì. Tuy nhiên, khi nhận thấy những yếu tố cần có sự thay đổi về bản kế hoạch đã lập sẵn thì cá nhân hoàn toàn có thẩm quyền điều chỉnh quy trình bảo trì công trình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng là được phép thực hiện tuy nhiên cần phải thực hiện theo đúng sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể như sau:
– Đề xuất quy trình bảo trì nhưng nhận thấy yếu tố bất hợp lý có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình cũng như ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng công trình thì những cá nhân là chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hoàn toàn có quyền điều chỉnh quy trình bảo trì công trình trong trường hợp này. Đương nhiên khi có vấn đề xảy ra rủi ro thì các cá nhân này hoàn toàn phải chịu trách nhiệm với những quyết định của mình đã đưa ra;
– Không chỉ chủ sở hữu người quản lý sử dụng công trình có thẩm quyền được điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng mà những nhà thầu cũng được giao trách nhiệm này khi cá nhân này nhận thấy những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì. Chủ thầu cũng sẽ có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro nếu xác định được yếu tố lỗi của cá nhân này;
Chủ thầu có thể được yêu cầu để đưa ra lời tư vấn với những cá nhân khác, tuy nhiên họ vẫn có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì nếu nhận thấy việc điều chỉnh này sẽ không hợp lý và gây ảnh hưởng đến công trình cũng như các cá nhân khác;
Một điểm đáng lưu ý đối với nhà thầu đó là những cá nhân thực hiện trách nhiệm này cần có những điều kiện năng lực nhất định mới có quyền sửa đổi bổ sung thay đổi quy trình bảo trì;
– Với những nội dung liên quan đến việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì mà đã có sự phê duyệt về sửa đổi thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng theo những nội dung đã được sửa đổi;
– Trước khi thực hiện việc bảo trì sau khi sửa đổi thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình phải tiến hành phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng:
Cho dù là lập nên quy trình bảo trì công trình xây dựng hay là thực hiện việc sửa đổi thì quy trình bảo trì công trình xây dựng không hề có sự thay đổi về mặt nội dung. Các cá nhân cần tuân thủ theo đúng quy trình mà nhà nước đã quy định tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, như sau:
– Vấn đề đầu tiên được đề cập đến khi tiến hành bảo trì đó là liên quan đến thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình; những bộ phận, thiết bị được đem vào sử dụng trong các công trình;
– Khi tiến hành bảo trì công trình xây dựng thì những đối tượng và phương pháp tần suất kiểm tra công trình cũng là vấn đề được đề cập đến và được chú trọng;
– Để có thể hỗ trợ được quá trình bảo trì diễn ra một cách hợp lý và đúng quy định thì cần lập nên những nội dung và chỉ dẫn rõ để thực hiện việc bảo dưỡng. Sở dĩ, các bộ phận công trình thuộc loại công trình khác nhau và thiết bị lắp đặt của công trình này sẽ có quá trình bảo dưỡng khác nhau nên việc đưa ra nội dung và chỉ dẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng;
– Liên quan đến thời điểm để thực hiện việc thay thế định kỳ những thiết bị công trình đã được sử dụng thì quá trình bảo trì cũng ghi nhận những thông tin này. Cá nhân không chỉ tuân thủ về thời gian thực hiện mà còn phải làm theo những chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình đã được phê duyệt;
– Sau khi xây dựng cần có sự giám sát chặt chẽ về quá trình sử dụng cũng như phát hiện kịp thời những công trình đang có dấu hiệu bị xuống cấp nhanh chóng từ đó đưa ra những chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình này kịp thời tránh gây ra thiệt hại về người và tài sản;
– Có một số công trình bắt buộc phải thực hiện việc đánh giá an toàn khi để cho cá nhân khai thác sử dụng. Những công trình này khi bảo trì cần quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu và suất đánh giá theo đúng quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
– Trong một số trường hợp công trình xây dựng cần phải thực hiện quan trắc việc lập nên quy trình bảo trì công trình xây dựng cần đề cập đến về thời điểm phương pháp chu kỳ quan trắc;
– Quá trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thì cá nhân phải lập hồ sơ để lưu trữ những thông tin về liên quan đến đoạn này;
Đáng lưu ý, sau những lần bảo trì công trình xây dựng các cá nhân có thẩm quyền cần nhận thấy và đề ra những quy định nhằm đảm bảo an toàn lao động vệ sinh môi trường khi tiến hành bảo trì công trình xây dựng.
4. Những loại chi phí để thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng:
Các hoạt động liên quan đến xây dựng từ khi lập nên kế hoạch đến khi xây dựng và bảo trì công trình đều mất những khoản phí nhất định thông thường những khoản chi phí này không phải là con số nhỏ. Chính vì vậy, để thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng vừa hiệu quả, hợp lý, lại tránh lãng phí về chi phí thì cá nhân cần dự tính trước được những khoản tiền phải bỏ ra thực hiện công đoạn này. Bảo trì có thể diễn ra định kỳ hàng năm và các khoản chi phí được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn những khoản chi phí cần phải bỏ ra:
– Các công trình xây dựng nên được tổ chức việc bảo trì công trình định kỳ hàng năm. Và đương nhiên việc bảo trì thực hiện định kỳ hàng năm phải có một nguồn kinh phí cố định để tiến hành;
– Ngoài khoản chi phí nêu trên thì việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng cũng ngày càng được chú trọng và phát triển hơn;
– Như đã biết, việc lập hồ sơ bảo trì công trình xây dựng là một trong những bước quan trọng chính vì vậy cũng không thể thiếu đầu tư về kinh phí đối với quá trình này;
– Trong quá trình sử dụng sẽ có rất nhiều những tình huống hoặc những vấn đề đột xuất xảy ra cần sửa chữa công trình ngay lập tức. Hiện nay, những khoản chi phí phát sinh thêm có thể kể đến chi phí phục vụ cho sửa chữa phần xây dựng công trình và những thiết bị công trình cần phải tu sửa bảo dưỡng. Ngoài ra, căn cứ trên nhu cầu sử dụng thực tế thì công trình cần bổ sung thay thế các hạng mục thiết bị công trình để đảm bảo cho việc phục vụ đời sống khai thác sử dụng tốt nhất công năng thì hoàn toàn có thể yêu cầu sử dụng thêm một khoản tiền để hỗ trợ nhu cầu này;
– Đối với một số trường hợp khi tiến hành bảo trì công trình xây dựng cần có sự tư vấn từ những người có chuyên môn có kinh nghiệm trên thực tế thì việc bỏ ra một khoản chi phí để nhận lại những lời khuyên những kinh nghiệm này là thật sự cần thiết. Những khoản chi phí được bỏ ra để nhận lại sự tư vấn có thể kể đến liên quan đến lĩnh vực về lập nên quy trình thẩm tra điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; những vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; quanh vấn đề quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì hoặc tiến hành kiểm tra công trình được xuất theo yêu cầu;…
– Việc bảo trì công trình hoàn toàn có thể ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện thay chính vì vậy chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình không thể trực tiếp thực hiện việc quản lý này có thể bỏ ra một khoản chi phí hợp lý để ủy quyền cho một người khác thực hiện;
– Điểm đặc biệt, khi nhận thấy công trình được đưa vào sử dụng trên thực tế phải sửa chữa và thay thế thiết bị công trình thì khoản chi phí được đưa ra cũng phải đảm bảo theo đúng quy định. Cá nhân có quyền tự quyết với các trường hợp chữa công trình tùy thuộc vào giá trị và số tiền tiến hành sửa chữa.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.