Quy định về đánh giá xếp loại giáo viên. Đánh giá viên chức, quy định về đánh giá viên chức.
Quy định về đánh giá xếp loại giáo viên. Đánh giá viên chức, quy định về đánh giá viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Nguyễn Thị Ngọc Trân, công tác tại trường THPT Phan Ngọc Hiển Bạc Liêu Trân công tác bắt đầu tại trường năm 2005. Kết quả thi đua cả năm đến nay ngày càng tệ hại. Năm nay 2015 – 2016, Nhà trường xếp không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2016 – 2017 Trân thực sự cần luật sư giáo dục hỗ trợ pháp lí để thẩm định các chỉ tiêu, qui định thi đua nội bộ có đúng với luật giáo dục không? Trân là giáo viên nên không biết phân tích về luật. Mong các bạn tìm dùm Trân luật sư giáo dục, để Trân có thể tham khảo ý kiến, có những việc Trân nghĩ là đúng nhưng khi biểu quyết tất cả mọi người đồng ý, riêng Trân thì không, nhưng phải thực hiện theo số đông. Mười năm quãng đường khá dài, mong những ngày tiếp theo có luật sư hỗ trợ pháp lí giúp Trân. Chân thành cám ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Các quy định về đánh giá viên chức được quy định tại Luật viên chức 2010 và Nghị định 56/2015/NĐ- CP quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
* Nguyên tắc đánh giá viên chức được quy định trong Nghị định 56/2015/NĐ- CP như sau:
– Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.
– Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
– Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
– Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
* Về căn cứ dánh giá viên chức, Theo Điều 40, Luật viên chức 2010, việc đánh giá viên chức dựa vào các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
*Về nội dung đánh giá, điều 41 quy định gồm các nội dung sau:
– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Sau khi thực hiện đánh giá viên chức, Kết quả đánh giá, phân loại viên chức phải được thông báo bằng văn bản cho viên chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức của người hoặc cấp có thẩm quyền, trường hợp viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Theo thông tin của bạn, Năm 2015 – 2016, Nhà trường xếp loại bạn ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, Theo Điều 21, Nghị định 56/2015/ NĐ-CP, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
g) Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về đánh giá viên chức: 1900.6568
Về trường hợp của bạn, nếu bạn thấy việc đánh giá của nhà trường vi phạm những nguyên tắc mà chúng tôi đề cập ở trên, hoặc không đúng với những tiêu chí đánh giá phân loại mà luật quy định, bạn có thể trực tiếp đề xuất, kiến nghị với Hiệu trưởng hoặc Hội đồng nhà trường về các chỉ tiêu, quy định thi đua trong nội bộ của trường mà bạn thấy không hợp lý và bất cập để thay đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện và hợp lý hơn. Trong trường hợp kiến nghị không được giải quyết, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo Luật viên chức 2010 và Nghị định 56/ 2015/ NĐ-CP để nắm rõ hơn những quy định này.