Cưỡng thế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại là gì? Quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại?
Khi bản án, quyết định hình sự của
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019
– Nghị định số 44/2020/NĐ- CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Mục lục bài viết
1. Cưỡng thế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại là gì?
Cưỡng chế được hiểu là bắt buộc một chủ thể phải làm một hoạt động mà họ có nghĩa vụ thực hiện nhưng không tự nguyện thực hiện
Cưỡng chế thi hành án hình sự là hoạt động do cơ quan có thẩm quyền bắt buộc chủ thể có nghĩa vụ trong bản án, quyết định hình sự phải thi hành nghĩa vụ của họ.
Pháp nhân thương mại trong cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại đó chính là pháp nhân thương mại phạm tội. Pháp nhân thương mại phạm tội là việc pháp nhân thương mại có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật ,cụ thể là bộ luật hình sự Việt Nam.
Như vậy, cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại là việc cơ quan thi hành án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện bắt buộc pháp nhân thương mại phạm tội có nghĩa vụ trong bản án, quyết định hình sự.
2. Trường hợp nào cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại?
Tại Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định:
“Điều 163. Cưỡng chế thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, cưỡng chế thi hành án hình sự được áp dụng khi pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại:
Tại Nghị định số 44/2020/NĐ- CP quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại bao gồm các biện pháp sau:
Biện pháp phong tỏa tài khoản:
Biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ pháp nhân thương mại chấp hành án có tài khoản tại các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản).
Biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng trong các trường hợp:
– Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn (trong trường hợp đình chỉ tất cả các lĩnh vực).
– Thi hành cưỡng chế đối với việc chấp hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (trong trường hợp cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong tất cả các lĩnh vực); cấm huy động vốn.
– Thi hành cưỡng chế chấp hành biện pháp tư pháp.
Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản):
Biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ rằng pháp nhân thương mại chấp hành án không có tài khoản hoặc số tiền trong tài khoản tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam không đủ để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
Biện pháp kê biên tài sản được áp dụng để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Bộ luật Hình sự, cụ thể đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; và buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Các tài sản không được kê biên bao gồm: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức; Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường. Đây là những tài sản nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu để sinh hoạt cũng như chữa bệnh.
– Biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Biện pháp thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động
4. Thủ tục cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại:
Khi tiến hành kiểm tra, giám sát chấp hành án của pháp nhân thương mại mà cơ quan thi hành án hình sự phát hiện pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại lập biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án với sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không có mặt hoặc từ chối ký vào biên bản thì phải ghi rõ vào biên bản và vẫn tiến hành lập biên bản.
Biên bản việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là một trong những căn cứ để cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. (Điều 5 Nghị định 44/2020/NĐ- CP)
Sau khi nhận được biên bản, thì Cơ quan thi hành án hình sự tiến hành xác minh, điều tra thông tin và ra quyết định thi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự. Đối với từng điều kiện, căn cứ khác nhau thì sẽ áp dụng biện pháp khác nhau, nên thủ tục ra quyết định cưỡng thế thi hành án sẽ khác nhau.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày ra quyết định cưỡng chế;
Trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản) hoặc biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện. (Điều 6 Nghị định 44/2020/ NĐ- CP)
Bên cạnh việc gửi quyết định cưỡng chế thi thi hành án thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt theo giấy triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến, xác nhận của đại diện chính quyền địa phương và được coi là đã được thông báo việc thi hành quyết định cưỡng chế. (Điều 7 Nghị định 44/2020/NĐ- CP)
Sau đó, đối với mỗi biện pháp cưỡng chế đều có những trình tự cưỡng chế khác nhau.
Pháp nhân thương mại phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án, chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương. Các chi phí bao gồm: chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế; chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên; chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế; chi phí thực hiện biện pháp tư pháp; chi phí thực tế khác (nếu có).