Doanh nghiệp siêu nhỏ được xem là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp siêu nhỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng, dễ dàng điều chỉnh và dễ dàng quản lý trong quá trình hoạt động, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách. Dưới đây là quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có ghi nhận cụ thể về tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực xây dựng là những doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bình quân trong năm không vượt quá 10 người, đồng thời doanh nghiệp đó có tổng doanh thu của năm không vượt quá 3.000.000.000 đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không vượt quá 3.000.000.000 đồng;
– Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, lĩnh vực dịch vụ là các doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bình quân hằng năm không vượt quá 10 người, đồng thời tổng doanh thu của doanh nghiệp đó trong năm cũng không quá 10.000.000.000 đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng không vượt quá 3.000.000.000 đồng.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định dựa trên những phương diện cụ thể sau:
Thứ nhất, chứng từ kế toán. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng các loại chứng từ sau đây:
–
– Phiếu nhập kho;
– Phiếu xuất kho;
– Biên bản giao tài sản cố định hoặc biên bản nhận tài sản cố định;
– Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác của người lao động;
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp siêu nhỏ;
– Giấy nộp thuế vào ngân sách nhà nước;
– Giấy báo nợ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Ngoài các loại giấy tờ, chứng từ nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ còn có thể lựa chọn những chứng từ được quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, sao cho đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Thứ hai, tài khoản kế toán. Danh mục tài khoản kế toán sẽ bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
– Tiền;
– Khoản nợ phải thu;
– Hàng tồn kho;
– Tài sản cố định của doanh nghiệp;
– Khoản nợ cần phải chi trả của doanh nghiệp;
– Vốn của chủ sở hữu;
– Văn bản xác nhận kết quả kinh doanh.
Danh mục tài khoản kế toán của doanh nghiệp, nội dung, kết cấu kế toán, nguyên tắc kế toán, phương pháp hạch toán trong lĩnh vực kế toán sẽ được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, sổ kế toán. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng danh mục sổ kế toán như sau:
– Sổ kế toán tổng hợp;
– Sổ nhật ký sổ cái;
– Sổ kế toán chi tiết và cụ thể;
– Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa và dụng cụ;
– Sổ tài sản cố định;
– Sổ chi tiết thanh toán với người mua, thanh toán với người bán;
– Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ cần phải trả;
– Sổ chi tiết doanh thu mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ cần phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế;
– Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ cần phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp;
– Sổ chi phí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp;
– Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu ra;
– Sổ gửi tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Ngoài các sổ kế toán như trên, doanh nghiệp siêu nhỏ còn có thể lựa chọn áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc sổ kế toán tổng hợp khác căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, báo cáo tài chính.
– Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng hệ thống báo cáo tài chính như sau:
– Báo cáo tài chính;
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp;
– Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ngoài các danh mục báo cáo tài chính nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ còn hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng thêm các hình thức báo cáo tài chính khác căn cứ theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, hằng năm doanh nghiệp siêu nhỏ còn phải lập báo cáo tài chính gửi cho các cơ quan thuế trực tiếp quản lý và cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trong khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy định cụ thể về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ. Cụ thể như sau:
– Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ cần phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch, tuân thủ hình thức pháp lý của các giao dịch;
– Tài sản ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ không được phép ghi cao hơn giá trị có thể thu hồi, nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn so với nghĩa vụ cần phải thanh toán của doanh nghiệp;
– Về vấn đề phân loại tài sản và nợ phải trả. Tài sản và nợ phải trả được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần hoặc trình bày theo phương thức ngắn hạn/dài hạn. Riêng đối với báo cáo tình hình tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ, thì bắt buộc phải trình bày theo tính thanh khoản giảm dần;
– Các danh mục doanh thu, thu nhập, chi phí cần phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc cẩn trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển dòng tiền phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và phản ánh luôn tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ báo cáo trước có sai sót làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả doanh thu và lưu chuyển tiền cần phải được điều chỉnh hồi tố bằng cách báo cáo lại trên cột thông tin so sánh, không được phép điều chỉnh bao kỳ báo cáo sau. Riêng đối với loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ thì sẽ được điều chỉnh sai sót của các kỳ báo cáo trước vào kỳ phát hiện sai sót.
3. Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ:
Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được thực hiện như sau:
3.1. Nợ phải trả (có mã số 300):
– Đây được xác định là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo;
– Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330 + Mã số 340 + Mã saố 350 + Mã số 360.
3.2. Phải trả người bán (có mã số 310):
– Chỉ tiêu mã số 301 này là chỉ tiêu phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán;
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 331.
3.3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (có mã số 330):
– Chỉ tiêu mã số 330 này là chỉ tiêu phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, trong đó đã bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác;
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 333.
3.4. Phải trả người lao động (có mã số 340):
– Chỉ tiêu mã số 340 phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo;
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 334.
3.5. Phải trả nợ vay (có mã số 350):
– Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, nợ thuê tài chính còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác;
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 341.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
THAM KHẢO THÊM: