Hiện nay, việc vay vốn được thực hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình vay một trong hai bên có ý định chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Quy định về chấm dứt hợp đồng cho vay, thu hồi nợ trước hạn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hợp đồng vay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay làm phát sinh quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên, khi đó bên cho vay giao tài sản của mình cho bên vay. Và đến kỳ hạn thanh toán trả nợ, bên vay phải đảm bảo thanh toán đầy đủ cho bên cho vay theo đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết, bao gồm cả tài sản gốc và lãi nếu có.
2. Có được chấm dứt hợp đồng cho vay, thu hồi nợ trước hạn không?
2.1. Về phía khách hàng là người đi vay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2015, thực hiện hợp đồng vay đối với trường hợp vay có kỳ hạn như sau:
– Trường hợp vay có kỳ hạn nếu không có lãi: bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào. Tuy nhiên khi đó, bên đi vay phải báo trước cho bên vay biết trong một khoảng thời gian hợp lý.
– Trường hợp vay có kỳ hạn và có lãi suất: bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, và đảm bảo thanh toán hết toàn bộ khoản lãi theo kỳ hạn như trong hợp đồng đã thỏa thuận, ngoại trừ có sự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2.2. Về phía ngân hàng:
Ngân hàng được thu hồi nợ trước thời hạn trong các trường hợp có sự thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng tín dụng hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt hợp đồng cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong các trường hợp bao gồm:
– Phía bên tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật khi tiến hành vay như thông tin về nhân thân, tình hình tài chính, hoặc các thông tin thỏa thuận khác trong hợp đồng vay.
– Khách hàng vi phạm các quy định trong thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
– Bên bảo đảm vi phạm hợp đồng hoặc xảy ra các trường hợp cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm.
– Theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc Ngân hàng phải thu hồi trước hạn hoặc phát sinh sự kiện bất khả kháng.
– Theo các trường hợp khác trong thoả thuận hợp đồng tín dụng của Ngân hàng với khách hàng.
3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng cho vay, thu hồi nợ trước hạn:
Thứ nhất, các bên muốn chấm dứt hợp đồng vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận:
Bước 1: Hai bên cho vay và bên vay thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng vay trước thời hạn.
Bước 2: Ra quyết định thanh lý hợp đồng vay.
Thứ hai, một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vay trước thời hạn:
Khi một trong hai bên trong hợp đồng có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước hạn thì dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng và các điều khoản để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã giao kết. Cụ thể có hướng xử lý như sau:
Một là, tiến hành gửi thông báo chấm dứt hợp đồng vay trước thời hạn theo nội dung hợp đồng đã giao kết với nhau.
Hai là, tiến hành đối chiếu thông tin cá nhân các bên, xác nhận việc thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán của các bên.
Ba là, tiến hành thực hiện hoàn thành các nghĩa vụ liên quan:
Nếu như bên vay đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng vay trước hạn, thu hồi hạn trước nợ thì ngân hàng tính toán tiền gốc cũng như tiền lãi và bồi thường giá trị hợp đồng nếu có để yêu cầu bên vay thực hiện thanh toán quy định cụ thể trong biên bản thanh lý hợp đồng vay.
Khi bên vay thực hiện tất cả đầy đủ nghĩa vụ theo đúng yêu cầu như trong biên bản thanh lý hợp đồng vay thì biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ ngày ký chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
4. Nội dung thông báo chấm dứt hợp đồng vay, thu hồi nợ trước hạn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, nội dung thông báo chấm dứt hợp đồng vay, thu hồi nợ trước hạn:
– Thông tin về thời gian ngày tháng năm lập biên bản.
– Thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn.
– Số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
– Thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
– Thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
5. Mẫu hợp đồng vay tiền với ngân hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
HỢP ĐỒNG VAY VỐN
Số: ……/HĐ/……..
– Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam năm 2010;
Hôm nay ngày……tháng…..năm 20…. tại ………., chúng tôi gồm:
1. Bên A: (Bên cho vay)
Địa chỉ:…………….
Điện thoại:…………..Fax:…………….
Tài khoản số:……………
Tại:……………
Đại diện:…………….
Chức vụ:……………
2. Bên B: (Bên vay)
Địa Địa chỉ:…………..
Điện thoại:……………
Fax:…………..
Tài khoản số:…………….
Tại:……………..
Đại diện:…………..
Chức vụ:…………….
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền từ Quỹ Tín chấp của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội theo các điều khoản, điều kiện dưới đây:
Điều 1: Nội dung cho vay
Tổng số tiền vay bằng số là ………… đ, bằng chữ là ……………
Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay
Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích đề cập trong Dự án/Phương án sản xuất kinh doanh đính kèm. Dự án/Phương án được coi là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.
Điều 3: Thời hạn cho vay
3.1. Thời hạn cho vay là … tháng, từ ngày …… đến ngày …. tháng …. năm ….
3.2. Ngày trả nợ cuối cùng là…./…./……..
Điều 4: Lãi suất cho vay
4.1. Lãi suất cho vay là ….%/tháng (số tiền viết bằng chữ), được tính trên tổng số tiền vay.
4.2. Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay. Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các
4.3. Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.
4.4. Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.
Điều 5: Quyền và nghiã vụ của Bên A
5.1. Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay Tín chấp của Hội
5.2. Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
5.3. Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.
5.4. Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này
5.5. Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ;
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
6.2. Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.
6.3. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong
6.4. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A ;
6.5. Chịu trách nhiệm trước Hội, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc vi phạm Quy chế Quỹ Tín chấp.
Điều 7: Chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn
7.1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Hai Bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn
b) Một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình;
b) Khi một bên là cá nhân bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi một bên là pháp nhân hợp nhất, chia tách hoặc chuyển giao quyền sở hữu mà pháp nhân mới không có mong muốn hoặc khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận.
7.2. Khi một trong các sự kiện tại Điều 7.1 quy định ở trên xảy ra, bên chấm dứt trước thời hạn thông báo trước thời hạn cho bên kia 15 ngày. Hai bên sẽ lập bản Thanh lý hợp đồng trước thời hạn và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, thanh lý Hợp đồng
8.1. Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của các bên. Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng này, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác.
8.2. Hợp đồng này được thanh lý sau khi Bên B đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này.
Điều 9: Giải quyết tranh chấp
Các tranh chấp hợp đồng này sẽ được hai bên giải quyết bằng thương lượng theo tinh thần bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền tại Hà Nội.
Điều 10: Hiệu lực và số bản của Hợp đồng
10.1. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc khi các nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
10.2. Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự năm 2015