Nhà ở là gì? Quy định về các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở? Các nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở?
Hiện nay vấn đề phát triển nhà ở đang được sự quan tâm hơn bởi nhu cầu về nhà ở của con người tăng lên thúc đẩy mạnh mẽ các dự án, công trình nhà ở khắp cả nước. Bên cạnh đó để có thể thực hiện phát triển nhà ở thì cần một nguồn vốn nhất định để có thể thực hiện. Vậy các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở theo quy định gồm những nguồn vốn nào? Việc hiu động các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn đọc.
Cơ sở pháp lý:
Luật nhà ở 2014
Luật sư
1. Khái quát chung về nhà ở
Căn cứ dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:
– Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
– Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
– Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở.
– Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.
Hiện nay vấn đề phát triển nhà ở luôn là một trong những chính sách quan trọng của quốc gia. Để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu từ đó tìm ra những bất cập, chưa phù hợp để bổ sung và điều chỉnh các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cũng như các bộ, ban, ngành, địa phương cần đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển nhà ở xã hội sao cho phù hợp.
2. Quy định về các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Để phát triển được mô hình nhà ở thì cần phải có những nguồn vốn phục vụ cho những nhu cầu này. Do đó, theo quy định tại Điều 67
Thứ nhất, vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Thứ hai, vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Hộ gia đình, cá nhân muốn xây dựng nhà ở phải huy động nguồn vốn có thể là vốn tự có hoặc là do vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng để có thể xây dựng nhà ở.
Thứ ba, tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo quy định của
Thứ tư, vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không đủ khả năng về vốn để thực hiện việc xây nhà ở thì có thể góp vốn để cùng đầu tư xây dựng.
Thứ năm, vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua.
Trong nhiều trường hợp thì Nhà nước có thể góp vốn để xây dựng nhà ở xã hội để cho các đối tượng chính sách xã hội được sử dụng, được thuê, thuê mua nhà ở để đảm bảo cho việc hoạt của mình.
Thứ sáu, vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bên cạnh những nguồn vốn tự có thì tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở còn phải huy động các nguồn vốn từ vay ngân sách nhà nước và có thể phải huy động các nguồn vốn từ nước ngoài để được hỗ trợ nhiều hơn.
Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu để huy động số vốn còn thiếu phục vụ cho việc xây dựng nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện theo thỏa thuận trong
Theo đó điều kiện huy động vốn trong các trường hợp này phải tuân thủ các điều kiện và hình thức mua, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1, Điều 55,
3. Huy động vốn cho phát triển nhà ở
Cụ thể, Căn cứ dựa theo quy định tại điều 67 Luật Nhà ở 2014, các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở bao gồm:
Vốn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam; Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo quy định của Luật Nhà ở 2014
+ Vốn góp thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân
+ Vốn Nhà nước cấp bao gồm vốn trung ương và vốn địa phương để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách xã hội thông qua các chương trình mục tiêu về nhà ở và thông qua việc xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua
+ Vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để có thể thực hiện yêu cầu huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở. Việc xây dựng nhà ở phải đảm bảo các điều kiện về huy động vốn vì không phải tất cả các trường hợp muốn được huy động vốn đều có thể huy động được. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác. Khi tổ chức, cá nhân đã huy động được vốn thì phải sử dụng đúng mục đích để phát triển nhà ở mà không được sử dụng vào các mục đích khác.
Ví dụ: Chủ thế là cá nhân hay tổ chức huy vốn từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng và phát triển dự án nhà ở nhưng sau khi có vốn lại không sử dụng vào việc xây dựng nhà ở mà lại sử dụng vào việc cá độ bóng đá… thì sẽ không được phép sử dụng số vốn này.
Kết luận: Dựa trên những phân tích chúng tôi đưa ra về quy định của pháp luật về nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở có thể thấy việc huy động vốn đẻ phát triển nhà ở có vai trò và ý nghĩa to lớn để có thể thực hiện những dự án phát triển nhà ở mà tổng đầu tư dự án lớn hơn mức vốn tự có của chủ đầu tư thì có thể thấy việc huy động vốn rất thiết thực và tạo điều kiện cho chủ đầu tư có đủ nguồn tài chính để hoàn thành dự án.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.