Quy định về bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt theo quy định của "Bộ luật dân sự 2015" và "Bộ luật hình sự 2015", sửa đổi, bổ sung 2009.
Như chúng ta đã biết, đường sắt là một loại hình vận tải đã ra đời từ rất lâu và loại hình vận tải này lưu thông trên một tuyến đường chuyên dụng và riêng biệt. Đi kèm với hệ thống đường sắt là hệ thống tín hiệu đèn, biển báo của ngành đường sắt. Vì vậy, phương tiện vận tải đường sắt được coi là một phương tiện giao thông an toàn nhất hiện nay. Thế nhưng, trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, việc xây dựng một tuyến đường sắt chuyên biệt, không giao cắt với bất cứ loại hình giao thông nào đang là một bài toán rất khó bởi lẽ, năng lực tài chính để tiến hành việc xây dựng tuyến đường sắt chuyên biệt như vậy rất lớn và nằm ngoài khả năng chi của ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, tình hình tai nạn giao thông đường sắt ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là khoảng thời gian từ đầu năm 2015 cho đến nay, các vụ tai nạn giao thông đường sắt đã liên tục gia tăng và gây thiệt hại rất lớn cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, hầu như trong tất cả các vụ tai nạn giao thông đường sắt, ngành đường sắt chưa bao giờ được bồi thường thiệt hại, mặc dù trong nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt, lỗi hoàn toàn không thuộc về ngành đường sắt. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp gây ra thiệt hại (hay ở đây được hiểu là gây ra tai nạn thì bên có lỗi sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại). Vậy nên, chúng ta sẽ tiến hành xét hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, lỗi gây ra tai nạn của một bên.
Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại không thuộc về ngành đường sắt thì tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn đó vì các hành vi như: không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo đường sắt khi có tàu chạy đến mà vẫn cho phương tiện chạy qua đường sắt, hoặc để các chướng ngại vật dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt phải tiến hành bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại thuộc về ngành đường sắt do ngành đường sắt không bố trí tín hiệu đèn, biển báo giao thông đường sắt hay người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không tuân thủ tín hiệu đèn hay biển báo giao thông đường sắt mà gây ra tai nạn thì ngành đường sắt sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp thứ hai, lỗi gây ra tai nạn của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được tiến hành theo quyết định của có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại này sẽ được xác định theo quy định của Điều 608, “Bộ luật dân sự 2015”, cụ thể như sau:
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”, thì những tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 209, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 với hành vi gây cản trở giao thông đường sắt. Cụ thế người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù theo hai mức sau đây lần lượt là 3 năm đến 10 năm hoặc từ 7 năm đến 15 năm.
Mong rằng, với những quy định trên của pháp luật hiện hành, tình hình tai nạn giao thông sẽ thuyên giảm, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.