Khái quát về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng? Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng?
Trong tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trong, môi trường bị ô nhiễm do khói bụi, khí thải, … là vấn đề ô nhiễm môi trường không khi, môi trường bị ô nhiễm do sả thải, rác thải, nước sinh hoạt,… là môi trường đất, môi trường nước. Bên cạnh đó thì cong rất rất nhiều các loại ô nhiễm môi trường khác do tác động của sự phát triển kinh tế, của ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường, của các nhà này, xí nghiệp,… Trong đó có một loại ô nhiễm môi trương được biết đến là sự ảnh hưởng to lớn đến môi trường của chúng ta đang sống một cách trực tiếp đó là lĩnh vực xây dựng. Lĩnh vực xây dựng được biết đến là một ngành gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Do đó, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, pháp luật xây dựng đã đưa ra những quy định về việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Đây cũng sẽ là nội dung trọng tâm được Luật Dương Gia phản ánh trong bài viết dưới đây: “Quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng”.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Văn bản hợp nhất
– Thông tư 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng.
1. Khái quát về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng?
Trước khi giải thích thế nào là bảo vệ môi trường trong lĩnh xây dựng, tác giả sẽ giải thích các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này như: bảo vệ môi trường là gì? lĩnh vực xây dựng là gì?
– Thứ nhất, bảo vệ môi trường được biết đến là những hoạt động củ con người trực tiếp tác động tích cực đến môi trường nhằm mục đích bảo vệ. Chính vì vậy mà theo như quy định tại Khoản 3, Điều 3,
– Thứ hai, lĩnh vực xây dụng hay còn được biết đến bằng cách gọi khác đó là ngành xây dựng, tuy lĩnh vực xây dựng này không được giải thích dưới dạng định nghĩa của pháp luật cụ thể, mà được quy định dưới dạng liệt kê, theo đó, lĩnh vực xây dựng được xác định là một ngành xây dựng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác.
Từ hai khái niệm về bảo vệ môi trường và lĩnh vực xây dụng vừa được nêu ra ở trên, có thể tổng hợp và đưa ra khái niệm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng như sau: Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng là hoạt động gìn giữ, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giữ môi trường trong lành trong quá trình thiết kế và thi công hạ tầng đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình,…
Nguyên nhân thực sự để pháp luật môi trường hiện hành đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng xuất phát từ những ảnh hưởng trong hoạt động kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng xây dựng công trình đối với môi trường. Hoạt động thi công xả hàng loạt khói, bụi nguy hiểm trong không khí gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng; các chất thải rắn xây dựng là rất nhiều, khó thực hiện hoạt động xử lý, gây ô nhiễm môi trường đất; các chất thải nguy hại, dầu mỡ từ máy móc gây ô nhiễm nguồn nước, hoạt động thi công, phá dỡ, vận hành máy móc còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn,..
2. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng?
Quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng được quy định chủ yếu tập trung vào hai văn bản là Luật Xây dựng và Thông tư 02/2018/TT-BXD. Hai văn bản này được quy định và bổ sung cho như, Do đó, nếu như Luật Xây dựng chỉ tập trung vào trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, thì Thông tư 02 có quy định cụ thể hơn, rõ hơn và bổ sung thêm trách nhiệm của chủ dự án.
Nội dung quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực xây dựng được phản ảnh thông qua 2 nội dung cụ thể:
Thứ nhất, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 116 Luật Xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng có hai trách nhiệm cơ bản, đó là, lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại do vi phạm. Trong đó:
– Đối với hoạt động lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ đó, có thể thấy rằng là các biện pháp bảo vệ môi trường khá đa dạng, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà nhà thầu tiến hành lập và thực hiện. Việc lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là căn cứ để nhà thầu triển khai trên thực tế an toàn và hiệu quả, cũng đánh giá được tính tuân thủ pháp luật của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
– Đối với việc các chủ đầu tư, chủ thầu phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì bồi thường thiệt hại được biết đến là hoạt động điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sự bồi thường ở đây thương mang tính rộng rãi, tức là nhiều chủ thể được bồi thường. Thông thường thì những sự cố môi trường trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và sự cố môi trường trong tất cả các lĩnh vực nói chung thì thường có ảnh hưởng sâu rộng, nó không cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cố định.
Ngoài hai trách nhiệm như đã được quy định và nêu trên, thì theo như quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BXD còn quy định một số các trách nhiệm như:
– Một là, việc bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
– Hai là, xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình. Theo như quy định này thì chủ thể của các nội quy, quy định bắt buộc công nhân, người lao động, quản lý trong thi công xây dựng buộc phải thực hiện, được biết đến là sự pha trộn, phối hợp quy định trong quy định, tạo hiệu quả tối ưu nhất trong việc bảo vệ môi trường này.
– Ba là, tổ chức tập huấn và phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng có liên quan trên công trường.
Thứ hai, trách nhiệm của chủ dự án trong lĩnh vực xây dựng không được quy định và nhắc đến trong Luật Xây dựng hiện hành, mà chỉ được quy định tại Điều 3, Thông tư 02/1028/TT-BXD. Theo quy định tại Điều này thì việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận….
Bên cạnh đó thì pháp luật này cũng quy định về việc hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng thì cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường là tài liệu mà hầu hết các dự án đều thực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì Báo cáo đánh giá tác động môi trường này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đây là căn cứ đầu tiên và chính yếu để chủ dự án thực thiện việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng.
Trên cơ sở quy định của pháp luật về quy định này được đưa ra là hoàn toàn phù hợp. Tài sao tác giả lại nói nó phù hợp là bởi vì chủ dự án được xác định là người tham gia hợp đồng với nhà thầu đồng thời, cũng là chủ thể bỏ tiền đề thuê nhà thầu thực hiện hoạt động thi công. Chính vì vậy mà những chủ thể này hoàn toàn có quyền kiểm tra, giám sát đối với nhà thầu về mọi mặt, kể cả trong hoạt động bảo vệ môi trường. Việc quy định này của pháp luật đưa ra nhằm mục đích tăng tính giám sát bởi nhà thầu là chủ thể thi công trực tiếp, hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường xuất phát từ chủ thể này.
Thứ ba, đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Theo như quy định của pháp luật xây dưng và các văn bản khác ban hành kèm theo có quy định về việc đình chỉ thi công. Do đó, đình chỉ thi công nếu có thì thường diễn ra có thời hạn, tức là việc tạm ngừng hoạt động thi công trong một thời gian nhất định để xem xét và sửa chữa, khắc phục, xử lý những vi phạm trong quy định về bảo vệ môi trường.