Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai là gì? Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai? Hiệu lực của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai?
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ giao dịch dân sự. Bên cạnh việc bảo đảm nghĩa vụ đã được hình thành ở hiện tại thì pháp luật dân sự hiện hành còn quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Luật sư
1. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai là gì?
Bảo đảm có thể là sự cam kết của một bên đối với bên kia về sự chắc chắn đối với một số vấn đề nhất định, với nghĩa này thì bảo đảm chính là một lời khẳng định đơn phương của một bên. Trong hoàn cảnh khác, bảo đảm được hiểu là làm cho chắc chắn thực hiện được một công việc nhất định hoặc có đầy đủ các điều kiện cần thiết, khi này, bảo đảm được hiểu là các điều kiện tạo nên sự chắc chắn trong việc thực hiện một vấn đề nhất định.
Mặt khác, bảo đảm còn được hiểu là một biện pháp tác động, làm cho một người buộc phải thực hiện một công việc nhất định, nếu không, phải chịu một hậu quả bất lợi.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu là sự tổng hợp của các nghĩa trên. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tạo ra một biện pháp tác động và sự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền trong quan hệ về nghĩa vụ, đồng thời nhằm khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Bên cạnh đó, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn được hiểu là các biện pháp do pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó nhằm tạo ra cơ sở pháp lý để các chủ thể sử dụng khi xác lập và thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ chính được thực hiện.
Đối tượng được đảm bảo hay còn gọi là nghĩa vụ được bảo đảm, là nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện trước bên có quyền, bao gồm nghĩa vụ chuyển giao vật; chuyển giao quyền, nghĩa vụ trả tiền hoặc giấy tờ có giá, nghĩa vụ thực hiện công việc khác.
Về phạm vi bảo đảm, thì thông thường các bên có thể thỏa thuận bảo đảm toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ đã được hình thành ở hiện tại. Bên cạnh đó, thì Điều 295
“Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
1. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.”
Đây là quy định hoàn toàn mới so với quy định tại
Theo quy định tại Điều 294 trên thì khi thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, thì các bên có thể thỏa thuận vụ thể về phạm vi nghĩa vụ, có thể là bảo đảm toàn bộ cho nghĩa vụ được hình thành trong tương lai hoặc bảo đảm một phần cho nghĩa vụ được hình thành trong tương lai. Cần phải lưu ý rằng phạm vi đối tượng nghĩa vụ hình thành trong tương lai phải được xác định về tính chất, khối lượng, giá trị kinh tế,… Việc thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai sẽ giúp cho các bên không phải thỏa thuận lại về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó khi nghĩa vụ được bảo đảm hình thành.
2. Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Trong sự liên quan giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải lấy gì để đảm bảo lòng tin cho bên có quyền rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện? Cái mà bên có quyền có thể đặt lòng tin vào đó chính là đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, đó có thể là một tài sản , việc thực hiện một công việc hoặc uy tín và hành vi đáp trả.
Về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thì tài sản đóng vai trò chính là lượng tài chính dự phòng cho việc thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp đến hạn mà “nghĩa vụ trong tương lai” không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ. Tại Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:
“Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Như vậy, tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai đó chính là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, chính là vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai; tiền, giấy tờ có giá dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai; quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Những tài sản này có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. Hiện nay, quy định về tài sản bảo đảm được quy định chi tiết tại Chương II, Nghị định số 21/2021/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Về thực hiện công việc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai xuất hiện trong biện pháp bảo lãnh. Đó chính là việc một bên phải thực hiện một công việc nhất định vốn là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện “nghĩa vụ hình thành trong tương lai” mà bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước bên nhận bảo lãnh có thể là việc trả tiền, giấy tờ có giá; chuyển giao vật, chuyển giao quyền; hoặc thực hiện một công việc khác,….
Về uy tín, thì uy tín được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai trong trường hợp sử dụng biện pháp bảo đảm là tín chấp. Khi đó, bên bảo đảm dùng uy tín của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ được hình thành trong tương lai sẽ được thực hiện.
Về hành vi đáp trả dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, được hiểu khi nghĩa vụ hình thành trong tương lai không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận của các bên, thì bên có quyền có hành vi đối với đối tượng được đảm bảo. Hành vi đáp trả ở đây xuất hiện ở biện pháp bảo lưu quyền ở hữu và cầm giữ tài sản. Khi đó, đối tượng bảo đảm ở đây chính là việc bên có quyền có quyền đòi, hoặc giữ lại tài sản nếu nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện.
3. Hiệu lực của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Hiệu lực của giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai được quy định tại Điều 25 Nghị định số 21/2021/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định này thì hiệu lực của hợp đồng bảo đảm đối với nghĩa vụ trong tương lai được công chứng, chứng thực thì có hiệu lực đối với toàn bộ nghĩa vụ trong tương lai. Và hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba cũng hiệu lực đối với toàn bộ nghĩa vụ trong tương lai kể từ thời điểm nó có hiệu lực tương tự như việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã hình thành trong hiện tại.
Pháp luật hiện hành cũng không hạn chế quyền thỏa thuận lại về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai khi nghĩa vụ đó đã được hình thành. Khi đó, nếu các bên thỏa thuận xác lập hợp đồng bảo đảm mới, biện pháp bảo đảm mới đối với nghĩa vụ đã được hình thành và hợp đồng bảo đảm mới có hiệu lực thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh theo hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập mới giữa các bên hay hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba theo hợp đồng cũ cũng chấm dứt hiệu lực theo hợp đồng bảo đảm cũ. .
Trong trường hợp khi thỏa thuận về hợp đồng bảo đảm, các bên không thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ trong tương lai được bảo đảm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba không không bị ảnh hưởng, tức nó thay đổi hoặc không chấm dứt.