Hợp đồng trao đổi tài sản? Quy định về hợp đồng trao đổi tài sản? Các nội dung cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng trao đổi tài sản?
Cụ từ Hợp đồng chắc hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta bởi lẽ, có thể thấy trong các giao dịch liên quan đến các lĩnh vực như mua bán hàng hóa, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thì đều sử dụng đến hợp đồng chỉ khác hình thức mà các bên lựa chọn, Tuy nhiên, trên thực tế thì thường sẽ lựa chọn hình thức lập thành văn bản quy định rõ ràng đối tượng, chủ thể, quyền và nghĩa vụ hai bên tham gia. Tương tự như vậy thì hợp đồng trao đổi tài sản cũng được lập thành với nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng trao đổi tài sản?
Tài sản được hiểu là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong thực tế thì tài sản được nhìn thấy một cách dễ dàng như tài sản là bất động sản như đất, các tài sản khác như tiền, vàng, phương tiện như ô tô, xe máy,…..
Tại khoản 1 Điều 455
Từ nội dung này có thể thấy, tài sản đem trao đổi phải thuộc quyền sở hữu của mỗi bên, bên này định đoạt tài sản của mình đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của bên kia đối với tài sản đã định đoạt. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Còn về bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là hai
Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Trong các trường hợp đối với những loại hợp đồng Nhà nước bắt buộc phải công chứng hợp đồng thì khi giải quyết hợp đồng mới có giá trị pháp lý. Bởi lẽ, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên về các nội dung và trong hợp đồng đã có chữ ký của hai bên phát sinh việc phải thực hiện quyền, nghĩa vụ. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết như việc trao đổi tài sản là vật thuộc quyền sở hữu nhưng khi phát sinh tranh chấp có nhiều bất lợi xảy ra như từ chối công nhận hợp đồng đã giao kết, Chính vì vậy, trong tường hợp này nếu có công chứng của phòng được cấp phép hoạt đọng cong chứng hợp đồng chứng thực giữa hai bên giao kết thì mọi tranh chấp sẽ được giải quyết.
2. Quy định về hợp đồng trao đổi tài sản?
2.1. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng trao đổi tài sản?
– Thứ nhất, Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù
Hợp đồng trao đổi tài sản giữa hai bên là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu của hai bên cho nhau. Các vật đem trao đổi là các lợi ích mà các bên hướng tới. Vì vậy, nếu trao đổi không đúng đối tượng sẽ gây thiệt hại cho bên kia. Khi các bên nhận được đầy đủ tài sản trao đổi thì hợp đồng chấm dứt.
Có thể coi hợp đồng trao đổi là hợp đồng mua bán đặc biệt. Bởi lẽ, tính chất ngang giá là bản chất của hợp đồng trao đổi và luôn đóng vai trò quyết định giữa giá trị của các vật là đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản. Tuy nhiên, các bên có thể trao đổi vật khác giá trị và tính đền bù chênh lệch để cân bằng giá trị của hai bên với nhau.
– Thứ hai, Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ
Pháp luật đã quy định về các hình thức và nội dung chúng khi thực hiện hợp đồng thì sau khi các bên giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với bên còn lại. Các bên có quyền yêu cầu bên kia chuyển vật và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nếu tài sản phải đăng kí quyền sở hữu. Các bên đều có nghĩa vụ bắt buộc là phải chuyển vật cho nhau. Ngoài ra, nếu có chệnh lệch giá trị thì bên có tài sản giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kia thanh toán số giá trị còn lại để cân bằng.
2.2. Đối tượng và hình thức của hợp đồng?
Pháp luật không quy định cụ thể về đối tượng của hợp đồng mà đối tượng của hợp đồng trao đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, đối tượng có thể là vật cùng loại, vật không cùng loại. Tuy nhiên trong thực tế, đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản thường là vật cùng loại, có thể là động sản hoặc bất động sản.
Khoản 2 Điều 445 BLDS quy định Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng mà hình thức hợp đồng có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên?
Trong hợp đồng trao đổi tài sản, mỗi bên đều được coi là người bán và người mua. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản mà hai bên tham gia giao kết.
– Đối với nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản
Sau khi ký kết hợp đòng, hợp đồng có hiệu lực thì các bên đều có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng các tài sản của mình đúng như đã thỏa thuận, phải bảo đảm quyền sở hữu về tài sản của mình cho bên kia. Quyền sở hữu của mỗi bên được xác lập đối với tài sản của bên kia kể từ khi các bên tiếp nhận tài sản của nhau. Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.
– Đối với quyền của các bên trong thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản
Như nội dung trên thì pháp luật không quy định về đối tượng nhưng trên thực tế thì đối tượng của hợp đồng trao đổi là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì quyền sở hữu của các bên phát sinh đối với tài sản của mỗi bên kể từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác lập quyền sở hữu cũng là thời điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi tài sản
Khi có tranh chấp về hợp đồng trao đổi tài sản cần phải áp dụng các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản. Ngoài ra còn phải áp dụng các quy định về hợp đồng mua bán tài sản để giải quyết.
3. Các nội dung cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng trao đổi tài sản?
Đối với hợp đồng trao đổi tài sản, cần lưu ý những nội dung sau:
– Chủ thể của hợp đồng trao đổi tài sản: chủ thể của hợp đồng là cá nhân hai bên giao kết thì sẽ là thông tin của các bên về tên tuổi, địa chỉ thường trú,..,, để xác nhận thông tin cá nhân, sau đó là liên quan đến tài sản mang ra trao đổi và một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia đây là nội dung cơ bản và bắt buộc của hợp đồng. Chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật
– Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch: người trao đổi cần chú ý đến điều khoản này nếu các giao dịch trao đổi mà đối tượng là nhà và quyền sử dụng đất. Bởi lẽ, việc cân đối giá trị chênh lệch rất khó nên để không có sai sót, chênh lệch thì trước khi mang ra trao đổi thì phải xem xét kích thước, diện tích các hình thức, sự thuận tiện khi sử dụng trước khi thỏa thuận về giá trị của tài sản để khi có sự chênh lệnh thì có căn cứ tính toán.
– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng là điều khoản các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận mà khi xảy ra vi phạm thì các bên sẽ không được áp dụng điều khoản phạt vi phạm chung của pháp luật. Mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị hợp đồng.
Trường hợp đối tượng trao đổi là bất động sản thì phải đảm bảo về hình thức. Căn cứ khoản 2 Điều 455
Như vậy, trong hợp đồng thì pháp luật dân sự đã quy định chung về hình thức hợp đồng, tiểu mục các nội dung cần phải có, người tham gia giao kết hợp đồng sẽ căn cứ theo từng loại hợp đồng của mình để thay đổi căn cứ, quyền, nghĩa vụ thực hiện, Đối với hợp đồng trao đổi tài sản thì cũng có thể lập dưới nhiều hình thức nhưng để đảm bảo giá trị pháp lý cao thì cần soạn thành văn bản có chữ ký hai bên và công chứng hợp đồng. Tuy nhiên khi soạn thảo cần chú ý đến các nội dung mà chúng tôi trình bày bên trên để đảm bảo giá trị tính hiệu lực của hợp đồng.