Khảo sát chất lượng công trình xây dựng là một trong những hoạt động và yêu cầu không thể thiếu của một công trình khi đưa vào thi công. Dưới đây là quy định của pháp luật về trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Quy định trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
1.1. Khảo sát chất lượng công trình xây dựng được hiểu như thế nào?
Khảo sát chất lượng công trình xây dựng là một trong những hoạt động phổ biến và cần thiết trong quá trình thiết kế và thi công. Nhìn chung thì khám nghiệm khảo sát công trình xây dựng để chỉ những hoạt động phân tích, thăm dò và nghiên cứu, tiến hành đánh giá tổng hợp những điều kiện phục vụ cho quá trình xây dựng một công trình nhất định, như điều kiện về thiên nhiên, điều kiện về địa chất địa mạo, về địa hình xây dựng, các điều kiện về thuỷ văn, hiện tượng địa chất vật lý và hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn và kĩ thuật sao cho quá trình xây dựng công trình được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng công trình thì cũng phải tiến hành khảo sát xây dựng một cách thường xuyên và chặt chẽ, quá trình khảo sát công trình xây dựng bao gồm khảo sát về địa chất, khảo sát về địa hình và khảo sát về thuỷ văn, khảo sát về hiện trạng của công trình và các khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng công trình.
1.2. Quy định trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại văn bản hợp nhất Luật Xây dựng năm 2020 và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thì trình tự thực hiện quản lý khảo sát chất lượng xây dựng trải qua các giai đoạn sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát chất lượng của công trình xây dựng. Cụ thể trong giai đoạn này, sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tiến hành lập nhiệm vụ khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Tiến hành phê duyệt nhiệm vụ khảo sát chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư thực hiện;
– Chủ thể có thẩm quyền tiến hành giao nhiệm vụ khảo sát xây dựng cho nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng (tức là tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng);
– Trong quá trình thực hiện khảo sát chất lượng công xây dựng, thiết kế, thi công công trình có một số trường hợp cần sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thì sẽ tiến hành sửa đổi hoặc bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Bước 2: Các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, cụ thể trong giai đoạn này, sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tiến hành lập phương án kỹ thuật khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Tiến hành kiểm tra và đồng thời thẩm tra phương án khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Tiến hành phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát chất lượng công trình xây dựng.
Bước 3: Các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện khảo sát chất lượng công trình xây dựng, cụ thể trong giai đoạn này, sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tiến hành thực hiện khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Tiến hành giám sát khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Báo cáo kết quả khảo sát chất lượng công trình xây dựng.
Bước 4: Các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành nghiệm thu và phê duyệt kết quả khảo sát chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể trong giai đoạn này, sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc đơn vị thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát chất lượng công trình xây dựng trước khi tiến hành giai đoạn phê duyệt;
– Tiến hành nghiệm thi kết quả khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Tiến hành phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát chất lượng công trình xây dựng.
2. Nhiệm vụ khảo sát công trình xây dựng:
Căn cứ theo Điều 26 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thì nhiệm vụ khảo sát chất lượng công trình xây dựng được ghi nhận như sau:
Nhiệm vụ của quá trình khảo sát chất lượng công trình xây dựng sẽ được lập cho công tác tiến hành khảo sát phục vụ việc lập dự án thiết kế xây dựng một công trình nhất định, thiết kế sửa chữa hoặc nâng cấp công trình, phục vụ cho các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng và hoàn công công trình đó. Nhìn chung thì nhiệm vụ khảo sát chất lượng công trình xây dựng do chủ thể có thẩm quyền là nhà thầu xây dựng thiết lập. Và các trường hợp lựa chọn được nhà thầu tiến hành thiết kế công trình hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, thì những chủ đầu tư có thẩm quyền lập dự án PPP Được thuê các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức khác tiến hành nhiệm vụ lập và thẩm tra quá trình khảo sát chất lượng công trình xây dựng. Một số nội dung chính có thể kể đến trong quá trình khảo sát chất lượng công trình xây dựng bao gồm những nhiệm vụ sau:
– Mục đích khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Phạm vi khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát chất lượng công trình xây dựng, dự toán khảo sát chất lượng công trình xây dựng;
– Thời gian thực hiện khảo sát chất lượng công trình xây dựng.
Ngoài ra thì nhiệm vụ của quá trình tiến hành khảo sát chất lượng công trình xây dựng có thể được bổ sung hoặc sửa đổi trong các trường hợp sau đây:
– Sửa đổi hoặc bổ sung nhiệm vụ khảo sát chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát công trình mà phát hiện ra các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoặc chất lượng của công trình;
– Phải tiến hành bổ sung hoặc sửa đổi nhiệm vụ của quá trình khảo sát chất lượng công trình xây dựng, nếu trong quá trình thiết kế, các chủ thể thiết kế phát hiện thấy chất lượng của công trình hoặc báo cáo khảo sát chất lượng công trình không thể đáp ứng được yêu cầu thiết kế ban đầu;
– Sẽ cần phải tiến hành bổ sung hoặc sửa đổi nhiệm vụ của quá trình khảo sát chất lượng công trình nếu như trong khi thi công, các chủ thể có thẩm quyền phát hiện thấy các yếu tố không thể đáp ứng được các nhiệm vụ khảo sát, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công trình hoặc các biện pháp thi công xây dựng.
3. Một số loại hình chính của quá trình khảo sát chất lượng công trình xây dựng:
Thứ nhất, khảo sát chất lượng công trình xây dựng phục vụ công tác lựa chọn địa điểm xây dựng. Phương án này sẽ được tiến hành trong trường hợp điều kiện địa chất công trình là yếu tố chủ yếu quyết định việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Được thực hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 hoặc 1:5000 hoặc 1:10000 hoặc 1:25000 hoặc nhỏ hơn tuỳ thuộc vào diện tích khu vực khảo sát. Nhìn chung thì thành phần công tác khảo sát theo phương án này được thực hiện như sau:
– Thu thập, phân tích và hệ thống hoá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực, địa điểm xây dựng;
– Thị sát địa chất công trình;
– Đo vẽ địa chất công trình, chỉ thực hiện khi cần thiết tuỳ thuộc vào diện tích, điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát và đặc điểm công trình xây dựng. Khối lượng, nội dung đo vẽ phải được lựa chọn phù hợp với tỷ lệ bản đồ đo vẽ;
– Thăm dò địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, chỉ thực hiện với khối lượng hạn chế trong trường hợp không có hoặc thiếu các tài liệu thăm dò hoặc tại những khu vực có điều kiện địa chất công trình bất lợi;
– Thăm dò địa vật lý (nếu như có yêu cầu bổ sung).
Thứ hai, khảo sát xây dựng phục vụ các bước thiết kế xây dựng công trình. Nhìn chung thì thành phần của công tác khảo sát nhằm phục vụ cho các quá trình sau: đo vẽ địa chất công trình; khảo sát khí tượng – thuỷ văn, thăm dò địa vật lý và nghiên cứu đặc điểm kiến tạo, thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu khảo sát hiện có của khu vực xây dựng; đánh giá hiện trạng các công trình xây dựng liền kề có ảnh hưởng đến các công trình thuộc dự án, phục vụ cho các mẫu thí nghiệm đất đá và các mẫu nước trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho quan trắc địa kỹ thuật, đồng thời chỉnh lý và lập báo cáo kết quả khảo sát …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.