Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật mà các công trình xây dựng bị phá dỡ. Vậy quy định tiêu chuẩn và phương án phá dỡ công trình xây dựng được Luật xây dựng quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng:
Phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại Điều 118
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm: khi công trình xây dựng trên mặt bằng cần được giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình mới theo dự án hoặc công trình xây dựng trên đất là công trình xây dựng tạm cần phá dỡ.
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận: công trình đã xuống cấp, không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, công trình có nguy cơ sẽ sụp đổ ảnh hưởng đến các công trình khác.
Trong một số trường hợp khi có các thiên tai, thảm họa xảy ra, các công trình làm cản trở đến việc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh thì công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Hoặc trong một số trường hợp thì công trình cũng có thể bị phá dỡ để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của Luật xây dựng thì sẽ bị phá dỡ do công trình xây dựng trái phép;
– Đối với các công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng hoặc công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép) hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng cũng sẽ bị phá dỡ. Theo quy định tại Điều luật này thì các công trình xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, đảm bảo xây dựng đúng quy hoạch, đúng pháp luật và đúng với nội dung xây dựng đã được phê duyệt, trường hợp các công trình xây dựng thực hiện không đúng các quy định này thì sẽ bị phá dỡ;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân: đối với các công trình này, việc lấn chiếm đất công hoặc lấn chiếm đất của các cá nhân, tổ chức khác thì sẽ phải trả lại diện tích đã lấn chiếm, yêu cầu bắt buộc phải phá dỡ công trình xây dựng để trả lại diện tích đã lấn chiếm;
– Công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng cũng sẽ bị phá dỡ do việc xây dựng sai thiết kế được phê duyệt là vi phạm pháp luật xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới: khi chủ sở hữu có nhu cầu xây mới công trình và phải phá dỡ nhà ở cũ thì sẽ phá dỡ công trình này;
Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật xây dựng 2014 và thực hiện theo trình tự như sau:
– Đầu tiên, cơ quan có thẩm quyền phá dỡ phải lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
– Sau khi đã lập phương án phá dỡ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ, đánh giá phương án phá dỡ có khả thi hay không khả thi;
– Tiếp theo các bên liên quan sẽ tiến hành tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
– Quá trình phá dỡ công trình xây dựng cần được tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về phá dỡ công trình xây dựng.
Như vậy, theo quy định ở trên có thể thấy khi các công tình xây dựng thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ phải tiến hành phá dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
2. Phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng bao gồm:
– Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng: các căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ phải đúng pháp luật, xác định chính xác căn cứ phá dỡ theo quy định.
– Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ: phương án, giải pháp phá dỡ công trình bắt buộc phải có các thông tin về công trình, hạng mục để có thể lập phương án phá dỡ chi tiết.
– Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng: khi tiến hành phá dỡ công trình xây dựng thì cần phải có các tiêu chuẩn và quy chuẩn phá dỡ để đảm bảo an toàn và phá dỡ đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, do đó phương án cần có danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phá dỡ.
– Thiết kế phương án phá dỡ: phá dỡ công trình xây dựng cần phải có phương án phá dỡ hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các công trình khác theo quy định.
– Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ: việc thực hiện phá dỡ công trình xây dựng cần phải đúng tiến độ, phương án phá dỡ cần dự tính tiến độ và kinh phí phá dỡ theo quy định của Luật xây dựng.
– Ngoài ra phương án phá dỡ công trình xây dựng cũng quy định các nội dung khác để thực hiện phá dỡ khác nếu có.
Trách nhiệm của người được giao quản lý, thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình: những người được giao thực hiện phá dỡ này được tự quyết định toàn bộ công việc trong quá trình tổ chức thực hiện phá dỡ khẩn cấp công trình bảo đảm tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tiến độ phá dỡ trong các trường hợp khẩn cấp này. Những người được giao phá dỡ này chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình thực hiện phá dỡ.
Đối với việc phá dỡ công trình xây dựng là tài sản công: cần lưu ý khi thực hiện phá dỡ công trình này, việc phá dỡ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của Luật xây dựng, ngoài ra, do đây là các tài sản công nên việc phá dỡ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khi phá dỡ công trình xây dựng:
3.1. Quy định về kỹ thuật sụp đổ chủ động:
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về kỹ thuật sụp đổ chủ động như sau:
– Kỹ thuật sụp đổ chủ động chỉ được sử dụng để phá dỡ công trình khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Khu vực xung quanh công trình bị phá dỡ tương đối bằng phẳng và đủ rộng cho tất cả các công việc liên quan đến phá dỡ;
+ Các thiết bị và người có thể di chuyển đến vị trí an toàn.
– Trước khi phá dỡ công trình bằng biện pháp kỹ thuật sụp đổ chủ động, trường hợp công trình bị phá dỡ đang không phải chịu tải trọng bằng tải trọng thiết kế, để việc phá dỡ hiệu quả hơn, có thể thực hiện một số công việc theo trình tự sau:
+ Trước tiên, giảm bớt trọng lượng công trình cần phá dỡ bằng cách loại bỏ bớt một số vật thừa, cấu kiện phi kết cấu;
+ Sau đó, làm giảm yếu trước kết cấu (giảm KNCL) công trình bằng cách phá dỡ bớt hoặc gây giảm yếu một số kết cấu chịu lực. Việc này phải được tính toán, kiểm tra kỹ để đảm bảo công trình vẫn đủ KNCL và ổn định trước các tác động của gió, va chạm hoặc các tác động khác
Chú thích: Các loại cấu kiện phi kết cấu xem CHÚ THÍCH 4 tại 2.10.1.1.
3.2. Việc sử dụng chất nổ, quả nặng, búa khi phá dỡ công trình:
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc sử dụng chất nổ, quả nặng, búa khi phá dỡ công trình như sau:
– Khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình hoặc một phần công trình, người sử dụng lao động phải xác lập vùng nguy hiểm do vụ nổ gây ra. Việc phá dỡ sử dụng chất nổ phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các quy định tại 2.17 và các quy định khác của quy chuẩn này.
Chú thích: Khi xác lập vùng nguy hiểm, phải xem thêm các quy định tại 2.1.1.4.
– Khi sử dụng chất nổ, người sử dụng lao động phải có phương án cụ thể cho việc dọn dẹp, vệ sinh và thoát nạn khi cần thiết. Biện pháp che chắn, bảo vệ vùng nguy hiểm phải đưa ra ở mức độ cao về ĐBAT nhưng không được xem là biện pháp ĐBAT duy nhất.
– Khi sử dụng các thiết bị như máy xúc, máy ủi để phá dỡ, phải xét đến các đặc điểm, kích thước của kết cấu bị phá dỡ và năng lực của thiết bị sử dụng. Sử dụng máy xúc, ủi xem quy định tại 2.5.
– Khi sử dụng quả nặng để phá dỡ:
+ Vùng nguy hiểm quanh công trình phải có chiều rộng tối thiểu tính từ điểm tiếp xúc của quả nặng với công trình bằng 1,5 lần chiều cao của công trình được phá dỡ;
CHÚ THÍCH: Xem thêm các quy định về vùng nguy hiểm tại 2.1.1.4.
+ Các quả nặng phải được kiểm soát để không thể va đập vào các kết cấu hoặc công trình khác ở khu vực lân cận công trình bị phá dỡ.
– Khi dùng gầu ngoạm (hoặc đầu búa) để phá dỡ, vùng nguy hiểm phải có khoảng cách tối thiểu là 8 m tính từ đường di chuyển của gầu (hoặc đầu búa).
– Trong khi phá dỡ, nếu không có biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi, phải lắp đặt sàn đỡ an toàn dọc theo tường hoặc mép ngoài của công trình bị phá dỡ. Sàn đỡ an toàn phải có bề rộng tối thiểu là 1,5 m và khả năng chịu hoạt tải tối thiểu là 6,0 kN/m2. Ngoài ra, để tránh các vật rơi văng ra từ sàn đỡ an toàn, phải bổ sung các lưới chắn an toàn theo phương thẳng đứng.
Quy định kỹ thuật về việc phá dỡ công trình trong thi công xây dựng: Phá dỡ tường, phá dỡ sàn, phá dỡ kết cấu kim loại, phá dỡ các công trình cao?
3.3. Quy định về phá dỡ tường, phá dỡ sàn:
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc phá dỡ tường, phá dỡ sàn như sau:
– Tường phải được phá dỡ theo từng tầng, theo thứ tự từ mái xuống dưới.
– Đối với các tường độc lập, phải có các biện pháp chống đỡ hoặc neo giữ phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ tường bị đổ ngoài chủ định.
– Phải có sàn công tác hoặc đường đi phù hợp với đặc điểm của sàn, vị trí đứng, máy và thiết bị sử dụng để ĐBAT cho người lao động làm việc.
– Các lỗ mở để chuyển phế liệu xuống dưới phải được rào chắn xung quanh.
– Đối với các hệ dầm sàn, việc phá dỡ phải thực hiện theo trình tự từ dầm phụ đến dầm chính để ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ kết cấu.
3.4. Phá dỡ kết cấu kim loại, phá dỡ các công trình cao, công trình có sử dụng amiăng:
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc phá dỡ kết cấu kim loại như sau:
– Khi cắt hoặc phá dỡ kết cấu kim loại, phải có các biện pháp ngăn ngừa nguy hiểm do kết cấu có thể bị vặn xoắn, bung liên kết hoặc sụp đổ bất ngờ.
Chú thích: Các biện pháp ngăn ngừa nguy hiểm cũng phải được thực hiện khi cắt cốt thép, thép bên trong kết cấu bê tông.
– Kết cấu kim loại phải được phá dỡ theo từng lớp (tầng).
– Các bộ phận kết cấu kim loại phải được hạ xuống từ từ.
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc phá dỡ các công trình cao như sau:
– Không được phép phá dỡ các công trình cao dạng cột, trụ, tháp (ví dụ: trụ cầu, ống khói, tượng đài) bằng biện pháp nổ mìn hoặc lật đổ, trừ trường hợp không gian xung quanh đủ rộng để đảm bảo kết cấu bị phá dỡ có thể đổ xuống một cách an toàn.
– Người lao động không được phép đứng ở đỉnh công trình cao.
– Phế liệu chỉ được phép chuyển đi trong thời gian không thực hiện công việc phá dỡ hoặc trong các điều kiện được kiểm soát để ĐBAT.
Căn cứ tiểu mục 2.15 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc phá dỡ các công trình có sử dụng amiăng như sau:
– Trong trường hợp phá dỡ công trình có sử dụng amiăng, người lao động thường phải tiếp xúc với bụi, phế liệu có chứa amiăng là chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Do vậy, người sử dụng lao động phải có các biện pháp và trang bị cho người lao động các PTBVCN (ví dụ: mặt nạ chống bụi) khi mức độ bụi amiăng vượt giới hạn cho phép theo quy định của