Bác sĩ là những cá nhân đã được đào tạo chuyên sâu về bệnh học và bệnh lý, có trách nhiệm trong việc chuẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị, phát hiện nguồn bệnh và cứu chữa bệnh nhân. Dưới đây là quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ cao cấp (hạng I):
Theo Điều 4 của Thông tư liên tịch
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng:
+ Cần phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tốt nghiệp tiến sĩ thuộc nhóm ngành y học (ngoại trừ nhóm ngành y học dự phòng); tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt;
+ Cần phải có đầy đủ chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có các loại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
(2) Tiêu chuẩn về năng lực và chuyên môn nghiệp vụ:
+ Hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Việt Nam liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, nắm được định hướng phát triển chuyên môn kĩ thuật chuyên ngành y học trong nước và quốc tế;
+ Có kiến thức chuyên sâu và có năng lực áp dụng phương pháp kĩ thuật tiên tiến, kỹ thuật cao trong quá trình chuẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa;
+ Có năng lực đánh giá quy trình, năng lực đánh giá kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn, có khả năng đưa ra giải pháp hoàn thiện, đánh giá kết quả áp dụng biện pháp can thiệp dựa vào bằng chứng;
+ Có năng lực nghiên cứu, tổng kết tình hình thực tế, đưa ra đề xuất giải pháp, tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển của ngành nghề/lĩnh vực;
+ Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc giữ chức vụ là người tham gia chính (với tỷ lệ 50% thời gian trở lên) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tương đương trở lên, hoặc là chủ nhiệm của 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu ở mức “đạt”;
+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính (tức là chức danh bác sĩ hạng II) lên chức danh bác sĩ cao cấp (tức là chức danh bác sĩ hạng I) thì cần phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính hoặc giữ chức danh bác sĩ tương đương tối thiểu là 06 năm. Trong trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp cấp tương đương thì cần phải có ít nhất 12 tháng giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) tính đến hết thời hạn nộp thành phần hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xem xét thăng hạng.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ chính (hạng II):
Theo Điều 5 của Thông tư liên tịch
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng:
+ Cần phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tốt nghiệp thạc sĩ trở lên nhóm ngành y học (ngoại trừ nhóm ngành y học dự phòng); cần phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt;
+ Cần phải có đầy đủ các loại chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có đầy đủ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
+ Hiểu biết đúng và đầy đủ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân, nắm bắt đầy đủ định hướng phát triển chuyên môn kĩ thuật chuyên ngành;
+ Có khả năng chuẩn đoán, xử lý tình huống tốt, theo dõi bệnh nhân, dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa;
+ Có khả năng áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho người dân;
+ Tổ chức tư vấn, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân;
+ Có năng lực tập hợp các nguồn lực khác nhau để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình;
+ Là chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc là người tham gia chính (với tỷ lệ 50% thời gian trở lên) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kĩ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã có kết quả nghiệm thu ở mức “đạt”;
+ Viên chức dự thi hoặc viên chức xem xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ (tức là chức danh bác sĩ hạng III) lên chức danh bác sĩ chính (tức là chức danh bác sĩ hạng III) thì cần phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ hạng III hoặc giữ chức danh tương đương tối thiểu là 09 năm đối với những người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc có bằng tốt nghiệp thạc sĩ nhóm ngành y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tốt nghiệp chuyên ngành thạc sĩ Răng – Hàm – Mặt; thời gian 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc có bằng tốt nghiệp tiến sĩ nhóm ngành y học, bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt hoặc có bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trong trường hợp viên chức có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì cần phải có ít nhất 12 tháng (đủ 1 năm) giữ chức danh bác sĩ hạng III tính cho đến ngày hết thời hạn nộp thành phần hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ (hạng III):
Theo Điều 6 của Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV (sửa đổi tại Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành), tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ (hạng III) – Mã số: V.08.01.03 như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng:
+ Phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y học (ngoại trường chuyên ngành y học dự phòng); tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt;
+ Cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ, chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có các loại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ:
+ Cần phải có hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, nắm vững định hướng phát triển chuyên môn và kỹ thuật chuyên ngành;
+ Có kỹ năng chuẩn đoán, xử lý tình huống, có khả năng theo dõi và dự phòng các loại bệnh thường gặp, cấp cứu thông thường;
+ Có khả năng áp dụng phương pháp y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và trong công tác chữa bệnh;
+ Thực hiện được công tác tư vấn, thực hiện công tác giáo dục sức khỏe cho người dân;
+ Có khả năng giao tiếp tốt, cộng tác với các đối tượng phục vụ và đồng nghiệp;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản và có khả năng sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được các tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác, làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
THAM KHẢO THÊM: