Khi lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì họ sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên trong quá trình xử lý kỷ luật lao động nữ, NSDLĐ rất dễ có những hành vi không đúng mực đối với lao động nữ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ...
Khi lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ
– NSDLĐ không được sa thải lao động nữ vì những lý do liên quan đến thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ. Việc NLĐ nữ lấy chồng, có thai, nuôi con nhỏ là quy luật tự nhiên, là thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ chứ không phải hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ thiên chức của lao động nữ đồng thời tránh tình trạng vì thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình mà họ mất việc làm.
Trên thực tế quy định này rất dễ bị NSDLĐ vi phạm. Có rất nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu lao động nữ khi vào làm việc phải cam kết trong HĐLĐ không được kết hôn, có thai trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vi phạm sẽ bị chấm dứt HĐLĐ. Và NLĐ sợ vì nhu cầu việc làm trước mắt, cùng với việc không hiểu rõ quy định pháp luật nên vẫn chấp nhận ký. Như vậy, quyền lợi của lao động nữ đã không được bảo vệ thích đáng. Thiết nghĩ, trong trường hợp này, cơ quan thanh tra lao động cần tăng cường hoạt động thanh tra, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.
– Lao động nữ không bị xử lý kỷ luật trong thời gian thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi con.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 4 Điều 155 Bộ luật lao động quy định: “4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.”. Như vậy, lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động nhưng đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, lao động nữ chỉ không bị xử lý kỷ luật tại thời điểm đó chứ không có nghĩa là họ sẽ không bị xử lý kỷ luật. Khi nào hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật họ. Việc quy định như trên xuất phát từ góc độ bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đang trong giai đoạn đặc biệt, nếu bị xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của họ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, sản phụ, trẻ nhỏ. Hơn nữa, nếu bị sa thải trong thời gian này, đồng nghĩa với việc họ bị mất thu nhập và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình. Do đó, pháp luật quy định như vậy là hợp lý. Sau khi hết thời gian nêu trên, lao động nữ sẽ bị xử lý kỷ luật bình thường, điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền quản lý của NSDLĐ, đồng thời duy trì trật tự, kỷ cương nơi làm việc.