Quy định quyền của các bên trước và trong quá trình đình công? Các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công?
Trong một quan hệ pháp luật, thì sẽ đều được pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ đó. Tuy nhiên, đối với các quan hệ khác nhau thì sẽ có quy định về quyền của các bên trong quan hệ đó cũng khác nhau. Do đó, pháp luật lao động đã quy định về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công có nội dung như thế nào? Chính vì vậy, khi thực hiện quyền đình công của mình thì các bên tham gia trong quan hệ này được pháp luật quy định và bảo về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công với nội dung được quy định cụ thể trong
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
Trước khi đi vào tìm hiểu về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về khái niệm đình công được quy định tại Điều 198
Từ quy định trên có thể thấy rằng việc đình công sảy ra xuất phát từ các tranh chấp lao động giữ người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì đã có tranh chấp trước đó nên để tránh các sự việc định công sảy ra thì pháp luật đã có các quy định về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công theo như quy định tại Điều 203
“Điều 203. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp”.
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật lao động được nêu ở trên thì pháp luật đã đưa ra vấn đề quy định quyền của các bên trong việc tiếp tục được thỏa thuận để giải quyết tranh chấp hoặc để đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động trước và trong quá trình đình công. Pháp luật nước ta nói chung và pháp luật lao động nói riêng thì khi sảy ra tranh chấp thì điều trước tiên mà pháp luật này hướng đến là việc xoa dịu, thúc đẩy và giải quyết tranh chấp, cố gắng không để các tranh chấp kéo dài và hướng tới việc thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp. Chính vì thế mà mục tiêu được đề ra theo như quy định tại Khoản này là nhằm giải quyết các tranh chấp lao động tập thể, thúc đẩy thương lượng cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trước và trong quá trình đình công.
Bên cạnh đó thì dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Bộ luật này thì khi chủ thể là tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, ngoài việc có thể lựa chọn việc thực hiện thỏa thuận, hòa giải thì các tổ chức đại diện người lao động còn có quyền lựa chọn việc rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công hoặc yêu cầu tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp để tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động. Đồng thời, pháp luật cũng có quy định đối với việc người sử dụng lao động có bất cứ hành vi nào gây ảnh hưởng đến quyền đình công và phương hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác có liên quan vì cho rằng cuộc đình công là không đúng trình tự, thủ tục thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh này.
Theo như quy định tại Khoản 3 Điều 203 Bộ luật này thì đối với chủ thể là người sử dụng lao động, Bộ luật lao động cũng quy định ngoài việc có thể lựa chọn việc thực hiện theo việc thỏa thuận hoặc hòa giải để giải quyết nội dung tranh chấp lao động, người sử dụng lao động còn có quyền lựa chọn các cách lần lượt là:
+ Thứ nhất, Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công. khi người sử dụng thấy rằng yêu cầu từ phía người lao động là hợp lý, hoặc yêu cầu này chấp nhận được để ổn định việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì việc lựa chọn này được xem như là tốt nhất cho người lao động.
+ Thứ hai, người sử dụng lao động lựa chọn việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản. Theo đó, Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định cho phép người sử dụng lao động được tạm thời đóng cửa doanh nghiệp trong quá trình tập thể lao động tiến hành đình công để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp do trên thực tế trong thời gian qua, một số cuộc đình công đã bị không ít phần tử quá khích lợi dụng để thực hiện các hành vi bạo lực, phá hủy tài sản của doanh nghiệp.
+ Thứ tư, người sử dụng lao động lựa chọn việc yêu cầu tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp theo như quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, theo như quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 203 bộ luật này đã có quy định về quyền của người sử dụng lao động có thể thực hiện khi phát hiện ra các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc là vi phạm các quy định của tổ chức đại diện người lao động.
Như vậy, theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 thì không có gì thay đổi so với quy định của Bộ luật Lao đông năm 2012 trước đó về quyền của các bên trước và trong quá trình đình công. Việc pháp luật này quy định về quyền của người lao động, người sử dụng lao động trước và trong quá trình đình công sẽ giúp cho việc đình công của các bên sẽ diễn ra đúng theo như quy định của pháp luật và có thể chấm dứt việc đình cồn bằng các cách đó là thỏa thuận, hòa giải, và yêu cầu Tòa án giải quyết đối với vụ việc này.
2. Các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
Theo như quy định tại Điều 207 có quy định về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công tại Bộ luật lao động năm 2019 cũng không có sự thay đổi bổ sung gì mà vẫn được giữ nguyên nội dung theo quy định tại Điều 218
“Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Tuy rằng, việc quy định về vấn đề trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật cho người lao động không đình công là việc pháp luật đang bảo vệ quyền lợi của người lao động khi không tham gia vào quá trình đình công của các nhóm lao động tham gia đình công khác. Bên cạnh đó thì cũng có những ý kiến cho rằng, việc quy định như thế sẽ gây ảnh hưởng cho người sử dụng lao động khi không thu về được lợi nhuận mà lại phải chi trả khoản tiền lương đó cho người lao động khi việc đình công của người lao động đa phần là các tranh chấp lao động hoặc những yêu cầu từ các cuộc đình công tự phát trong thời gian qua có suất phát từ vấn đề trả lương.
Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định về việc người sử dụng lao động chỉ thực hiện trả tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động không tham gia đình công mà phải ngưng việc gây ảnh hưởng đến quan hệ lao động rất lớn. Bởi vì đa phần các cuộc đình công thì đều là đấu tranh đòi lại quyền lợi cho tập thể người lao động, khi đấu tranh thành công thì những người lao động không tham gia đình công mà phải ngưng việc được vẫn được hưởng lợi từ việc đình công và hưởng lương và các quyền lợi khác theo như quy định của pháp luật nêu trên sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa nhóm đối tượng này với người lao động tham gia đình công.