San lấp mặt bằng là một trong những hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai. Dưới đây là bài phân tích làm rõ về quy định pháp luật về san lấp mặt bằng mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng mới nhất:
San lấp mặt bằng được hiểu là quá trình xây dựng công trình hoặc khu đất xây dựng bằng cách điều chỉnh địa hình của khu vực đó.
– Khi muốn tiến hành san lấp mặt bằng, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất phải chứng minh được quyền sử dụng đất của mình. Ngoài ra, hoạt động san lấp mặt bằng cũng cần phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:
+ Khi thực hiện san lấp mặt bằng, người sử dụng đất phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
+ Cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan khi thực hiện san lấp mặt bằng.
– Ngoài ra, người sử dụng đất khi muốn san lấp mặt bằng, ngoài việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của Điều 170
Nếu không tuân thủ các điều kiện về san lấp mặt bằng cùng chính sách quản lý đất đai của địa phương, hành động san lấp mặt bằng của cá nhân, hộ gia đình có thể bị coi là hủy hoại đất do hành vi làm biến dạng địa hình và suy giảm chất lượng của mảnh đất, gây xáo trộn, ô nhiễm đất, làm giảm hoặc là làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được cơ quan quản lý xác định từ đầu.
Cụ thể, khoản 25 Điều 3
+ Việc hủy hoạt đất khiến cho địa hình nơi đó bị biến dạng và có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm chất lượng đất bị suy giảm. Điều này dẫn đến khả năng sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước đó bị giảm hoặc mất đi.
+ Hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
+ Người sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã nêu trước đó.
+ Trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất, các cá nhân, hộ gia đình không chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề san lấp mặt bằng. Chung quy lại, khi muốn san lấp mặt bằng, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất phải tuân thủ điều kiện về san lấp mặt bằng mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Nếu tự ý thực hiện, không tuân thủ thì sẽ bị xét về hành vi hủy hoại đất, và sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định chung của pháp luật.
2. Xử lý hành vi san lấp mặt bằng mà không xin phép:
Thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp san lấp mặt bằng mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, hành động san lấp mặt bằng làm mất đi kết cấu của đất, làm ảnh hưởng đến hệ thống quản lý đất đai. Đây là một trong những hành vi bị cấm thực hiện theo quy định chung của pháp luật. Và nó được quy về hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 như sau:
+ Cá nhân, hộ gia đình thực hiện hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
+ Hành động san lấp mặt bằng của người sử dụng đất làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp; gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
+ San lấp mặt bằng làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Như vậy, đối với hành vi gây hậu quả nêu trên, hành vi san lấp mặt bằng được xem là hủy hoạt đất và sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất như sau:
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng được áp dụng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên
3. Hồ sơ xin san lấp mặt bằng:
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ xin san lấp mặt bằng gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin phép san lấp mặt bằng;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định;
+ Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;
+ Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;
+ Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;
+ Bản cam kết về an toàn môi trường;
Trên đây là các giấy tờ, tài liệu mà các cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ khi muốn san lấp mặt bằng. Các giấy tờ, chứng thư, tài liệu này chính là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, xác định xem người dân có đủ điều kiện để thực hiện san lấp mặt bằng hay không. Từ đó đưa ra phương thức quản lý đất đai sao cho phù hợp và hợp lý, hợp pháp nhất.
– Thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng thuộc về các đối tượng cụ thể sau đây:
+ Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
+ Đối với trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.
4. Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN ĐÀO AO, HỒ (SAN HẠ CẢI TẠO MẶT BẰNG)
KẾT HỢP TẬN DỤNG VẬT LIỆU SAN LẤP
Kính gửi: – Sở Tài nguyên và Môi trường
– UBND huyện ….
(Tên tổ chức, cá nhân) …………
Địa chỉ: …………..
Điện thoại: …………, Fax: ……
Diện tích khu vực xin đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng): ……(ha, m2) thuộc thửa đất số …… tờ bản đồ số ….. thuộc xã …., huyện ……, tỉnh….
Độ sâu xin đào ao, hồ (độ cao mặt bằng xin san hạ, cải tạo): …… mét;
Lý do, mục đích xin đào ao hồ (san hạ mặt bằng):……
Khối lượng vật liệu san lấp xin tận dụng từ việc đào ao, hồ (san hạ cải tạo mặt bằng) sau khi trừ bờ bảo vệ:…. m3;
Thời gian thực hiện: …… tháng, từ tháng …. năm …. đến tháng ….. năm…….
(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết tuân thủ đúng nội dung Giấy phép được cấp, tuân thủ “Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh…” và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và bị thu hồi quyền sử dụng đất.
Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.