Thị trường kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, các nhân tố nước ngoài cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các giao dịch, trong đó có quan hệ vay vốn tín dụng. Dưới đây là quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng quốc tế:
Hợp đồng hợp tác tín dụng được xem là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (hay còn được gọi là bên cho vay) với các tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật (hay còn gọi là bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ thỏa thuận ứng trước một khoản tiền nhất định đưa cho bên vay, bên tay có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm đối với bên cho vay. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là hợp đồng tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, hợp đồng tín dụng cũng là một hình thức của hợp đồng dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 663 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ dân sự thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ giao dịch dân sự đó là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam, tuy nhiên việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra trên lãnh thổ của nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam, tuy nhiên đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau được sửa đổi tại Thông tư 10/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có quy định về đối tượng điều chỉnh. Theo đó, khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng là pháp nhân và cá nhân, bao gồm các chủ thể sau:
– Pháp nhân được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ của nước ngoài và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Cá nhân có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Theo đó thì có thể nói, hợp đồng tín dụng quốc tế được hiểu như sau: Hợp đồng tín dụng quốc tế là
Đối tượng của hợp đồng tín dụng quốc tế là vốn, trong đó có thể là vốn hàng hóa hoặc vốn tiền tệ, vốn hữu hình hoặc vốn vô hình, vốn vật chất hoặc vốn phi vật chất … Theo quy định của pháp luật, hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, hợp đồng tín dụng quốc tế bao gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Điều khoản và điều kiện vay vốn;
– Điều khoản về đối tượng hợp đồng;
-Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay;
– Điều khoản về phương thức thanh toán;
– Điều khoản về mục đích sử dụng;
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng quốc tế;
– Và một số điều khoản khác theo sự thỏa thuận của các bên, không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với đạo đức xã hội.
2. Quy định về điều kiện vay vốn trong hợp đồng tín dụng quốc tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau được sửa đổi tại Thông tư 10/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có quy định về điều kiện vay vốn. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân với độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, hoặc khách hàng với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, hay còn được gọi là khách hàng đi vay vốn. Trong đó cụ thể như sau:
+ Đối với khách hàng vay vốn được xác định là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Đối với khách hàng vay vốn là cá nhân thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Điều kiện về độ tuổi rơi vào một trong 02 nhóm tuổi đó là nhóm tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và nhóm tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều kiện về khả năng nhận thức và ứng với 02 nhóm tuổi thì đối với nhóm tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cần phải đáp ứng điều kiện không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, còn đối với nhóm tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên thì cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Nhu cầu vay vốn của khách hàng được sử dụng vào mục đích hợp pháp;
– Có phương án sử dụng vốn khả thi;
– Có khả năng tài chính để trả nợ đối với các khoản vay tại các tổ chức tín dụng. Khả năng tài chính ở đây được coi là khả năng để trả nợ của khách hàng trong quá trình vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Như vậy, việc chứng minh một khách hàng có đầy đủ khả năng để trả nợ khi thực hiện thủ tục vay vốn hiện nay chưa được quy định cụ thể và hướng dẫn cụ thể tại bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào, bởi lẽ thuật ngữ có khả năng còn mang tính mơ hồ, có khả năng khác hoàn toàn với thuật ngữ có đủ khả năng. Như vậy, thuật ngữ có khả năng vẫn còn mang tính chưa chắc chắn trên thực tế vì vậy rất khó để xác định. Vì vậy cho nên một người bình thường họ vẫn có khả năng tài chính, vẫn có khả năng tạo ra thu nhập trong một khoảng thời gian để có thể đáp ứng cho điều kiện vay nợ.
3. Những nhu cầu vốn không được cho vay trong hợp đồng tín dụng quốc tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau được sửa đổi tại Thông tư 10/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có quy định về những nhu cầu không được vay vốn trong các hợp đồng tín dụng quốc tế. Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ không cho vay đối với các nhu cầu sau:
– Thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc các ngành nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh trên thực tế;
– Để thực hiện cho các khoản chi phí, thanh toán cho các khoản chi phí, đáp ứng cho nhu cầu tài chính của các giao dịch dân sự, hành vi mà pháp luật cấm.,
– Để mua bán, sử dụng các loại hàng hóa, mua bán và sử dụng các loại dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Để mua vàng miếng, trả nợ cho các khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán tiền lãi vay phát sinh trong quá trình thi công các công trình xây dựng, mà chi phí tiền lãi vay được tính trong dự toán thi công công trình xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
– Để trả nợ cho các khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng khác và trả nợ cho các khoản vay nước ngoài, ngoại trừ trường hợp cho vay với mục đích để trả nợ trước thời hạn đối với các khoản vay đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: Là khoản vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của các khoản vay cũ, đó là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
– Thông tư 10/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).