Hiện nay, trong quy định của pháp luật lao động hiện hành thì các vấn đề liên quan đến học nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng là vấn đề rất nóng. Vậy pháp luật hiện hành quy định về vấn đề học nghề như thế nào? Quy định pháp luật về hợp đồng học nghề như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng học nghề là gì?
- 2 2. Quy định pháp luật về hợp đồng học nghề:
- 2.1 2.1. Các trường hợp sau đây phải giao kết hợp đồng học nghề:
- 2.2 2.2. Nội dung hợp đồng học nghề:
- 2.3 2.3. Khi nào hợp đồng đào tạo vô hiệu?
- 2.4 2.4. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây:
- 2.5 2.5. Nội dung của hợp đồng dậy nghề / hợp đồng học nghề để tuyển người cho doanh nghiệp:
- 2.6 2.6. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề để nâng cao trình độ:
- 2.7 2.7. Điều kiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề:
- 3 3. Chấm dứt hợp đồng học nghề:
1. Hợp đồng học nghề là gì?
Học nghề được quy định dưới góc độ pháp lý được biết đến là hình thức đào tạo nghề rất phổ biến, pháp luật cũng điều chỉnh khá chi tiết về vấn đề nội dung, phân loại, mục đích…học nghề, đặc biệt là vấn đề hợp đồng học nghề. Cụ thể tại
– Hợp đồng học nghề được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề.
2. Quy định pháp luật về hợp đồng học nghề:
2.1. Các trường hợp sau đây phải giao kết hợp đồng học nghề:
– Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: Học nghề trình độ sơ cấp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
– Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: truyền nghề; kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
– Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề. Nếu ký kết hợp đồng học nghề bằng văn bản, thì phải làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề phải bao gồm mục tiêu đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng.
– Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết
2.2. Nội dung hợp đồng học nghề:
Hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về :
– chủ thể giao kết .
– nguyên tắc giao kết
– nội dung giao kết
– hình thức của hợp đồng
2.3. Khi nào hợp đồng đào tạo vô hiệu?
Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu Có hai mức độ vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ ,
Có thể hiểu hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng trái luật ( không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các nội dung còn lại ) .
Còn hợp đồng đào tạo nghề có thể bị xác định là vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật ( như : nghề học bị pháp luật cấm ) ; chủ thể của hợp đồng không đáp ứng các điều kiện luật định , vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng ( nguyên tắc tự nguyện , không lừa dối , không ép buộc … )
2.4. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung sau đây:
– Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
– Nơi học và nơi thực tập;
– Thời gian hoàn thành khoá học;
– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
– Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:
– Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
– Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
– Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.
Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.
2.5. Nội dung của hợp đồng dậy nghề / hợp đồng học nghề để tuyển người cho doanh nghiệp:
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau đây :
– Cam kết của người học về thời hạn lởm việc cho doanh nghiệp ,
– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong
– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo ,
Trong trường hợp này người học nghề đóng tư cách kép , vừa là người học nghề , vừa là người lao động tạo ra sản phẩm , mang lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp .
Vì vậy, hao phí sức lao động mà người học nghề phải tiêu tốn để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp phải được bù đắp. Song, hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tích luỹ kiến thức nghề nghiệp của người học . Vì vậy , mức lương trả cho người học nghề sẽ do các bên tự thỏa thuận pháp luật không có quy định mức có thể
2.6. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề để nâng cao trình độ:
Đối với trường hợp người lao động được đào tạo , nâng cao trình độ , kĩ năng nghề , đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động , Bộ luật lao động quy định các bên phải kí hợp đồng đào tạo nghề và nội dung hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu sau :
– Nghề đào tạo
– Địa điểm đào tạo , thời hạn đào tạo
– Chi phí đào tạo ,
– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo .
– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động ,
2.7. Điều kiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề:
Để đảm bảo là hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý và không bị vô hiệu như nêu ở mục 5 thì khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau :
a ) Điều kiện về người học nghề trong hợp đồng học nghề / hợp đồng dậy nghề :
Người học nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau :
– đủ 14 tuổi trở lên , đối với một số ngành nghề nhất định theo danh mục do nhà nước quy định , tuổi học nghề Có thể dưới 14
– Có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu của nghề theo học
– Có khả năng nhận thức và tự chịu trách nhiệm ở mức độ nhất định khi học nghề
– không được mắc một số bệnh có thể lây lan cho người khác như HIV / AIDS
b) Điều kiện về bên dạy nghề trong hợp đồng học nghề / hợp đồng dậy nghề :
Bên dạy nghề phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp .
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như sau :
– có quyết định thành lập
– Có đất đai , cơ sở vật chất , thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết :
– Có đủ chương trình đào và giáo trình , tài liệu giảng dạy , học tập theo quy định ;
– Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn , nghiệp vụ , đủ về SỐ lượng ,
– có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp ;
Có điều lệ , quy chế tổ chức , hoạt động
3. Chấm dứt hợp đồng học nghề:
Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí. Trường hợp người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại.
Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước ít nhất ba ngày làm việc và trả lại toàn bộ học phí đã thu, trừ những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề. Mức bồi hoàn do hai bên thoả thuận theo hợp đồng học nghề.
Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học nghề.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: