Quyền khởi kiện của đương sự là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện quyền khởi kiện của mình. Vậy theo quy định hiện nay thì những trường hợp không được quyền khởi kiện là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định những trường hợp không được quyền khởi kiện:
- 2 2. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được quy định thế nào?
- 3 3. Chưa đủ điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ xử lý như thế nào?
- 4 4. Đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện hay không khi bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện?
- 5 5. Thời hiệu để thực hiện khởi kiện:
1. Quy định những trường hợp không được quyền khởi kiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về những trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể được quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được xác định là trường hợp người thực hiện việc làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được xác định là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Ví dụ: Tổ chức B là tổ chức nhưng không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cho rằng Công ty TNHH X đang bán các loại hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chị Nguyễn Thị B được xác định là người tiêu dùng khi mua sử dụng bị thiệt hại nên Tổ chức B đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường thiệt hại cho chị C.
Đối với trường hợp này, Tổ chức B sẽ không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Đối với yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
Ví dụ: Năm 2009 ông Nguyễn Văn A chết, để lại di sản là căn nhà 100m2 nhưng ông A không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Ong A có con một người con tên là Nguễn Văn B có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, Anh H là con trai ruột của ông B đã nộp đơn khởi kiện đòi lại quyền lợi cho ông B. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, thì theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anh C là con của ông B không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ A theo pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì một số trường hợp được nêu trên sẽ không được thực hiện quyền khởi kiện
2. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi khởi kiện vụ án dân sự theo như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn có thể thực hiện quyền khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
– Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng có thể cùng nhau thực hiện quyền khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 vẫn có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Chưa đủ điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định theo quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
– Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, thì Thẩm phán phải có văn bản và phải nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Như vậy, nếu trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện, thì Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện. Đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ sẽ phải được sao chụp và lưu tại Tòa án nhằm làm cơ sở khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Việc trả lại đơn khởi kiện sẽ phải được Thẩm phán lập thành văn bản nêu rõ lý do và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện hay không khi bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
như sau:
– Đương sự sẽ có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
+ Người thực hiện khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
+ Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi về người nuôi con, thay đổi về mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
+ Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
Vì vậy, đối với trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện, đương sự vẫn có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi đã đủ điều kiện khởi kiện.
5. Thời hiệu để thực hiện khởi kiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 154, 155 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự quy định như sau:
– Thời hiệu để người cho rằng quyền và nghĩa vụ của mình bị xâm phạm khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thời hiệu để khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Tranh chấp liên quan về quyền sử dụng đất theo quy định của
+ Các trường hợp khác do luật quy định.
– Tòa án sẽ chỉ áp dụng đối với quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có các quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự số