Trong môi trường công việc ngày càng phát triển, phụ cấp xăng xe, điện thoại không chỉ là một ưu đãi, mà nó còn là một phần không thể thiếu của chính sách phúc lợi của nhân viên. Vậy quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại như thế nào?
Trong môi trường công việc ngày càng phát triển, phụ cấp xăng xe, điện thoại không chỉ là một ưu đãi, mà nó còn là một phần không thể thiếu của chính sách phúc lợi của nhân viên. Khoản phụ cấp này thường được những doanh nghiệp dành riêng cho nhân viên của mình ở nhiều vị trí khác nhau như là bán hàng, kinh doanh, giao hàng và nhiều ngành nghề khác,…nhằm để khuyến khích và đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện cho việc làm của họ. Điều này không chỉ giúp cho việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, mà còn thúc đẩy được hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. Phụ cấp xăng xe và điện thoại chính là một phần quan trọng trong chính sách chi trả của các doanh nghiệp, nhưng mức độ này sẽ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tính chất công việc, mục đích sử dụng và cả chức vụ của người lao động đều đóng vai trò quan trọng ở trong việc xác định khoản phụ cấp này. Không phải tất cả những công ty đều cung cấp phụ cấp xăng xe và điện thoại cho nhân viên của mình. Quyết định này thường sẽ phụ thuộc vào bản chất của công việc và loại hình của doanh nghiệp. Một số công ty có thể không đặt yêu cầu về việc sử dụng điện thoại hoặc là di chuyển trong quá trình làm việc, do đó nên không cần phải cung cấp phụ cấp này cho nhân viên. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng, kinh doanh hay là dịch vụ giao nhận, việc cung cấp phụ cấp xăng xe và điện thoại thường sẽ là không thể tránh khỏi để đảm bảo nhân viên có đủ điều kiện và tiện ích cho công việc của nhân viên.
Phụ cấp xăng xe, điện thoại thường được quy định ở trong Quy chế của doanh nghiệp, hay
2. Quy định mức phụ cấp xăng xe, điện thoại có được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động:
Khoản 1 Điều 21
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động (với bên phía người sử dụng lao động);
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, của người giao kết hợp đồng (với bên phía người lao động);
– Công việc và địa điểm để làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động ký kết;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và những khoản bổ sung khác;
– Chế độ về nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ để làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho những người lao động;
– Khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về trình độ, kỹ năng nghề.
Theo đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và những khoản bổ sung khác là một trong các nội dung buộc phải có trong hợp đồng lao động. Mà tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức lương theo công việc hoặc là theo chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn để trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, theo bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định ở tại Điều 93 của Bộ luật Lao động 2019; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì sẽ phải ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
– Phụ cấp lương theo như thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, về điều kiện sinh hoạt, về mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của chính người lao động.
– Các khoản bổ sung khác theo như thỏa thuận của hai bên như sau:
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với là mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với là mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên ở trong mỗi một kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của chính người lao động. Đối với các chế độ và phúc lợi khác như là thưởng theo quy định ở tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền để giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động mà có thân nhân đã bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của chính người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì sẽ ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Qua quy định trên có thể thấy rằng khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại là một trong các khoản bổ sung không xác định được về mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên ở trong mỗi một kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của chính người lao động, tuy nhiên những khoản tiền này vẫn phải ghi rõ ở trong hợp đồng lao động.
Như vậy, qua các phân tích trên thì mức phụ cấp xăng xe, điện thoại phải được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.
3. Thời điểm trả phụ cấp xăng xe, điện thoại:
Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương là số tiền mà chính người sử dụng lao động phải trả cho người lao động của mình theo nnhuw đúng thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm là mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Về nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
– Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động sẽ có thể trả lương cho chính người mà đã được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc là can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
– Người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa hay vào việc sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Mà như đã nói ở trên, khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại là một trong các khoản bổ sung khác, chính vì thế thời điểm trả phụ cấp xăng xe, điện thoại cũng chính là thời điểm mà sử dụng lao động trả lương cho người lao động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.