Quy định mới về dừng mua sắm tài sản trong đơn vị nhà nước. Quy trình mua sắm tài sản nhà nước.
Quy định mới về dừng mua sắm tài sản trong đơn vị nhà nước. Quy trình mua sắm tài sản nhà nước.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 08/2016/QĐ-Ttg quy định về mua sắm tài sản của nhà nước theo phương thức tập trung được áp dụng cho các đối tượng sau:
– Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia: Là đơn vị mua sắm tập trung tại Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh Mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc phòng, chữa bệnh cho người, gọi tắt là thuốc);
– Đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia: Là đơn vị mua sắm tập trung tại Bộ Y tế để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung thuốc thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp quốc gia;
– Đơn vị mua sắm tập trung của các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh: Là đơn vị mua sắm tập trung tại các Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Căn cứ Điều 44 Luật đấu thầu 2013 thì mua sắm tập trung được hiểu là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
– Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
– Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký
Nguồn kinh phí mua sắm tập trung được hình thành từ:
– Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
– Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Quyết định này.
– Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; nguồn kinh phí từ Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
– Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.
Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Công văn 3667/BTC-HCSN quy định một số trường hợp cụ thể về dừng mua sắm tài sản trong đơn vị nhà nước.
– Dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các Khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2016 chưa triển khai thực hiện, chưa được phê duyệt dự toán, chưa thực hiện bất kỳ công việc nào của công tác tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn Luật đấu thầu 2013 để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; trừ một số trường hợp: Kinh phí mua hàng dự trữ quốc gia; kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các Khoản kinh phí được phép thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (phân bổ, cấp phát theo tiến độ thực hiện,…) và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực hành chính tổng đài: 1900.6568
Trong quá trình kiểm soát chi, trường hợp Kho bạc Nhà nước phát hiện các Khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2016 chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa thực hiện bất kỳ công việc nào của công tác tổ chức đấu thầu thì tạm dừng thanh toán, đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính vào ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.