Quy định mới về lãi suất trong hợp đồng vay vay tài sản Trong Bộ luật Dân sự 2015. Quy định về tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.
Mục tiêu của Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất để “chống cho vay nặng lãi”, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của luật này lại quy định các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân…Vì vậy tất cả cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng đều được coi như nhau và áp dụng cơ chế như nhau.
Mục tiêu của Luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng là: hoạt động ngân hàng phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, mọi “giá cả” của hàng hóa tiền tẹ được hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ. Vì vậy, hai luật này bắt buộc phải tuân theo tính thị trường của hoạt động ngân hàng, thể hiện trong việc hình thành lãi suất, tỷ giá…trên thị trường tiền tệ như Luật Chứng khoán đã thể hiện sự tôn trọng giá cả của các loại chứng khoán được hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Vì thế, Bộ luật Dân sự và Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước cần có những mục tiêu riêng biệt cho phù hợp với từng đối tượng. Sự ép buộc phải thực hiện theo một mục tiêu duy nhất của Bộ luật Dân sự khiến cho hoạt động của thị trường tiền tệ như Luật Chứng khoán đã thể hiện sự tôn trọng cả của các loại chứng khoán được hình thành trên quan hẹ cung cầu vè vốn trên thị trường vốn, kể cả thị trường tiền tệ, hoạt động của ngân hàng không thuận lợi.
Vì vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định mới về lãi suất vay
Nếu như Bộ luật Dân sự 2005 quy định về lãi suất vay
Điều 476. Lãi suất
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành 01/01/2017) quy định:
Điều 468. Lãi suất
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468.
>>> Luật sư
Việc sửa đổi quy định tại Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” sẽ trả lại tính thị trường cho hoạt động ngân hàng. Không thể thiếu thị trường tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đi song hành với thị trường hàng hóa. Vì thế không có cớ gì khi thị trường hàng hóa được thị trường hóa về giá cả mà thị trường tiền tệ lại bị đóng khung bởi trần lãi suất cho vay, hơn nữa lãi suất ấy không được hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn.
Hơn nữa trong hương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010 của văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X có định hướng các nhiệm vụ chủ yếu: “Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”. “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, để các giao dịch trên thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thồng quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường để các giao dịch thị trường diễn ra hù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X có chủ trương “thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường”. Như vậy việc sửa đổi các quy định về lãi suất trong “Bộ luật dân sự 2015” là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và tình hình kinh tế thị trường trong xã hội hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều quy định mới theo hướng linh hoạt, mở rộng quyền năng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự, từ đó thúc đẩy các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào các quan hệ này.