Thù lao được xem là khoản tiền lương bù đắp cho sức lao động của một người đã bỏ ra để thực hiện một công việc xác định, dựa vào khối lượng, chất lượng công việc hoặc dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Dưới đây là quy định của pháp luật về khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản mới nhất:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản. Theo đó, khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư
– Khung thù lao dịch vụ đánh giá tài sản được áp dụng cho một hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản thành công được quy định cụ thể như sau:
+ Mức thù lao tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/hợp đồng;
+ Mức thù lao tối đa tương ứng với từng khung giá trị tài sản theo đơn giá khởi điểm được quy định cụ thể tại Phụ lục I, phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 45/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đầu tư tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, tuy nhiên không được phép vượt quá 400.000.000 đồng/hợp đồng.
– Mức thù lao đối với dịch vụ đấu giá tài sản theo như phân tích nêu trên chưa bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng và các chi phí đấu giá tài sản được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 66 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023;
– Trong trường hợp đấu giá tài sản không thành công thì người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá tài sản các chi phí tiến hành hoạt động đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023 đã được các bên thỏa thuận trước ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Việc xác định thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, quá trình xác định chi phí đấu giá tài sản cụ thể cho từng hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản nhất định sẽ do người có tài sản đấu giá và các tổ chức tiến hành hoạt động đấu giá tài sản thỏa thuận với nhau, ghi nhận cụ thể trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản dựa trên cơ sở kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và dựa trên quy định về thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí đấu giá tài sản tại Luật đấu giá tài sản năm 2023. Người có tài sản đấu giá sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc quyết định mức cụ thể thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, đảm bảo cho thù lao dịch vụ đấu giá tài sản nằm trong khung thù lao do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài chính quy định cụ thể tại Thông tư 45/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đầu tư tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, và đồng thời không được phép cao hơn mức thù lao tối đa tương ứng với khung giá trị tài sản theo giá khởi điểm được quy định cụ thể tại phụ lục I và phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 45/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đầu tư tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản;
– Trong khoảng thời hạn 20 ngày được tính kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá sẽ cần phải thanh toán đầy đủ cho tổ chức đấu giá thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, các chi phí đấu giá tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 66 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023, thì chi phí đấu giá tài sản bao gồm:
– Chi phí niêm yết;
– Chi phí thông báo công khai;
– Chi phí thực tế hợp lý khác để phục vụ cho quá trình đấu giá tài sản do người có tài sản đấu giá và các tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với nhau.
Tóm lại, khung thù lao đối với dịch vụ đấu giá tài sản hiện nay được quy định cụ thể như sau:
– Mức thù lao tối thiểu: 1.000.000 đồng/hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Mức thù lao tối đa: 400.000.000 đồng/hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
2. Quản lý và sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 45/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đầu tư tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, có quy định cụ thể về vấn đề quản lý và sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản. Cụ thể như sau:
– Việc quản lý và sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, sử dụng chi phí đấu giá tài sản, các chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của các tổ chức đấu giá tài sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023;
– Các tổ chức đấu giá tài sản cần phải thực hiện thủ tục niêm yết đối với toàn bộ thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, cần phải thực hiện hoạt động công khai tất cả thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo từng địa phương nơi tổ chức đấu giá tài sản, chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan;
– Tổ chức đấu giá tài sản cần phải sử dụng hóa đơn cung cấp dịch vụ đấu giá theo quy định của pháp luật về hóa đơn.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có những quyền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đấu giá tài sản. Theo đó, tổ chức đấu giá tài sản sẽ có các quyền cơ bản sau đây:
– Tổ chức đấu giá tài sản có quyền cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Tiến hành hoạt động tuyển dụng đấu giá viên để làm việc cho các tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, chính xác đối với các loại thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản đấu giá;
– Nhận dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Cử các đấu giá viên để tiến hành hoạt động đấu giá tài sản;
– Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, thủ tục chuyển quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và các dịch vụ khác có liên quan đến tài sản đấu giá theo sự thỏa thuận của các bên;
– Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản căn cứ theo quy định của pháp luật về đấu giá, theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;
– Phân công đấu giá viên để hướng dẫn những người tập sự hành nghề đấu giá tài sản;
– Có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đấu giá tài sản;
– Một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 45/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đầu tư tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản;
– Thông tư 108/2020/TT-BTC sửa Thông tư 45/2017/TT-BTC về thù lao đấu giá tài sản.
THAM KHẢO THÊM: