Chi nhánh trực thuộc công ty hiện nay được chia thành hai loại là chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Với mỗi hình thức độc lập, phụ thuộc sẽ có cách khai thuế khác nhau. Vậy theo quy định hiện nay thì quy định kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Gửi Luật Dương Gia, tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Công ty tôi kinh doanh hàng điện tử có trụ sở chính ở tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại có thành lập chi nhánh phụ thuộc ở quận NTL, thành phố Hà Nội. Chi nhánh có hóa đơn, con dấu riêng, có doanh thu. Tôi muốn hỏi là nếu trụ sở chính cử người ra Hà Nội làm việc và trụ sở chính trả lương, vậy thì trụ sở chính hay chi nhánh phải kê khai thuế thu nhập cá nhân cho người lao động? Các khoản lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNDN thì chi nhánh hay trụ sở chính phải kê khai nộp? Rất mong Luật sư tư vấn!
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn được gọi là báo sổ. Nó được hiểu như một chi nhánh mục đíchlập ra để hạch toán phụ thuộc cho công ty chủ quản. Chi nhánh này hoạt động chỉ tập hợp chứng từ, đến thời điểm cuối tháng sẽ gửi những chứng từ về công ty mẹ chủ quản kê khai và quyết toán thuế.
Căn cứ điểm k khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
1.1. Kê khai thuế môn bài cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Nếu trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì người nộp sẽ tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
– Nếu trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh thì sẽ tiến hành nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.
1.2. Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT):
– Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ:
+ Doanh nghiệp cùng tỉnh với trụ sở chính thì sẽ tiến hành kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính. Nếu chi nhánh đó đã có con dấu riêng, tài khoản TGNH, trực tiếp bán hàng hóa, dich vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng thì sẽ phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng;
+ Khác tỉnh với trụ sở chính thì sẽ tiến hành nộp kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh. Nếu trường hợp chi nhánh phụ thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính. Chú ý: trường hợp này phải thông báo cho cơ quan thuế.
– Đối với doanh nghiệp sản xuất
Đối với trường hợp người nộp thuế kê khai thực hiện theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu khác với tỉnh nơi đóng trụ sở chính thì:
Nếu cơ sở sản xuất có hạch toán kế toán:
+ Thực hiện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương đó;
+ Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính thì sẽ phải tiến hành lập Hóa đơn GTGT làm căn cứ để kê khai, nộp thuế tại đó.
– Nếu trường hợp cơ sở sản xuất không thực hiện hạch toán kế toán:
+ Kê khai thuế được tiến hành tại trụ sở chính;
+ Nộp thuế cho các địa phương nơi mà có cơ sở sản xuất;
+ Số thuế GTGT được xác định phải nộp cho địa phương cơ sở sản xuất được xác được xác định theo tỷ lệ:
++ 2% đối với hàng hóa sẽ phải chịu thuế thuế suất GTGT 10%;
+ +1% đối với hàng hóa chịu thuế suất 5% trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
+ Việc xác định doanh thu của mỗi sản phẩm sản xuất ra xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Nếu trường hợp xác định tổng số thuế GTGT phải nộp cho địa phương xác định theo nguyên tắc trên mà lớn hơn số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì doanh nghiệp tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương | = | Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính | X | Tỷ lệ % giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở sản xuất ra hoặc sp cùng loại tại địa phương trên tổng doanh thu chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp
|
1.3. Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
– Việc thực hiện kê khai thuế TNCN kê khai như thuế GTGT.
– Đối với trường hợp cá nhân ký
– Trường hợp công ty ký
1.4. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh:
– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
+ Kê khai và tiến hành nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính. Chi nhánh sẽ không phải kê khai thuế TNDN chỉ kê khai thuế môn bài, GTGT, TNCN tại cơ quan thuế chi nhánh đó.
+ Cuối năm chi nhánh sẽ không phải làm BCTC mà phải tiến hành lập BCKQ HĐKD để gửi về công ty mẹ (trụ sở chính) để công ty mẹ làm BCTC.
– Đối với doanh nghiệp sản xuất
+ Những cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính: Nộp hồ sơ khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.
+ Cuối năm chi nhánh không phải tiến hành làm BCTC mà lập BCKQ HĐKD để gửi về công ty mẹ để công ty mẹ làm BCTC.
Chính vì vậy, chi nhánh phụ thuộc sẽ không phải nộp hồ sơ khai Thuế thu nhập doanh nghiệp mà thay vào đó, trụ sở chính của Công ty bạn phải chịu trách nhiệm kê khai tập trung Thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả phần phát sinh tại chi nhánh phụ thuộc.
2. Như thế nào là chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ được hiểu là các loại hình chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng đối với các hình thức hạch toán phục, tức là tập hợ các chứng từ rồi cuối tháng gửi về công ty chính đẻ tiến hành kê khai tập trung với trụ sở chính. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44
– Chi nhánh được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, sẽ có các nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì các chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ không có tư cách pháp nhân, việc hoạt động của các chi nhánh này phục thuộc vào doanh nghiệp.
3. Thủ tục thành lập chi nhanh công ty hạch toán phụ thuộc:
Tùy vào nhu cầu mở rộng quy mô của mỗi doanh nghiệp mà có thể cân nhắc chọn thành lập chi nhánh khác tỉnh hoặc thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ. Tham khảo ngay thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc tiến hành như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc (cùng tỉnh & khác tỉnh). Về cơ bản hồ sơ thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh và khác tỉnh với công ty mẹ gồm các giấy tờ:
+ Thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc (*);
+ Bản sao CCCD/hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh hạch toán phụ thuộc;
+ Biên bản của cuộc họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc (đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
+ Quyết định về việc thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc của chủ sở hữu công ty/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
+
Thông qua bài viết trên, một phần nào đó đã giúp anh/chị nắm rõ một số quy định liên quan đến vấn đề “ Quy định kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: