Người thừa kế theo pháp luật? Quy định họp mặt những người thừa kế theo Bộ luật dân sự?
Theo quy định của
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Người thừa kế theo pháp luật?
Để xác định diện thừa kế, các nhà soạn luật đã dựa trên mỗi quan hệ sau: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống quan hệ nuôi dưỡng. Trên cơ sở đó, pháp luật quy định diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chủ ruột, cậu ruột, cô ruột, di ruột của người chết. Nhưng không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế trong điều kiện và cùng một lúc như nhau mà căn cứ vào mức độ gần gũi và trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người để lại di sản. BLDS đã quy định thành ba hàng thừa kế trước và sau. Hàng thừa kế theo pháp luật được hiểu là nhóm người trong một hàng có quan
hệ cùng mức độ gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Khi xác định hàng thừa kế theo nguyên tắc không phân biệt đối xử theo giới tính và nguyên tắc không phân biệt đồi xử tùy theo tình trạng pháp lý, theo đó điều luật trên đã quy định ba hàng thừa kế sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người thừa kế của nhau:
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ hôn nhân, khi có một bên chết trước thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết. Khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ và chồng cần lưu ý: Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
– Trong trong trường hợp một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/7/1960 ở miền Bắc (ngày công bố
– Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.
Đối với những trường hợp hôn nhân không có đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau (xem luật hôn nhân và gia đình).
Quan hệ thừa kế là cha mẹ và các con,
Một người sinh ra bao nhiêu người con thì các con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay con riêng đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người sinh ra họ. Ngược lại, cha mẹ của người con chung hay của người con riên đều là người hàng thừa kế thứ nhất của con mình. Đồng thời một người đã nhận người khác làm con nuôi của mình theo qui định của pháp luật là cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi đó. Vì thế, họ là những người thừa kế ở hàng thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha mẹ nuôi mình” Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuỗi dưỡng và coi các con như các con của mình thì bố dượng mẹ kế được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc nuôi dưỡng và coi bổ dưỡng mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng mẹ kế khi họ chết”.
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế này có hai mối quan hệ sau:
Quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu:
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông, bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ họ từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất mà không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các cháu nội ngoại đối với di sản thừa kế mà ông bà để lại, khắc phục được tình trạng cháu chỉ được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp bố cháu chết trước ông bà theo quy định của Điều 680 của BLDS năm 1995 trước đây.
Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau: Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Họ là những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau ở hàng thứ hai.
Con đẻ của một người cùng với con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai của nhau.
Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Hàng thừa kế này, có hai mối quan hệ:
Quan hệ giữa các cụ với các chắt.
Khi cụ nội, cụ ngoại chết thì chắt là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ, ngược lại khi chắt chết trước thì cụ nội, cụ ngoại là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của các chắt. Tuy nhiên, các chất chỉ được hưởng di sản thừa kế ở hàng thứ ba của các cụ khi ông bà của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai và cũng không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này. Pháp luật dự liệu như vậy là nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế của các chắt đối với di sản của các cụ để lại, khắc phục được tình trạng chất chỉ được hưởng thừa kế thế vị của các cụ trong trường hợp cha mẹ của chắt chết trước các cụ theo quy định tại Điều 680 của BLDS năm 1995 trước đây.
Quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột: Bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh, chị, em ruột của bố đẻ, hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở pháp lý để xác định quan hệ này là dựa theo quan hệ huyết thống.
Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau, nghĩa là khi cháu chết trước bác, chú, cô, dì, cậu ruột, nếu tại thời điểm đó mà họ còn sống thì họ là những người thừa kế ở hàng thứ ba của cháu, ngược lại, nếu bác, chú, cô, dì, cậu ruột chết trước nếu cháu tại thời điểm đó còn sống thì họ là người hưởng thừa kế ở hàng thứ ba của cô, dì, chú, bác cậu ruột.
2. Quy định họp mặt những người thừa kế theo Bộ luật dân sự?
Họp mặt những người thừa kế được quy định tại Điều 656 Bộ Luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
Họp mặt những người thừa kế là một thủ tục không bắt buộc nhưng rất cần thiết có ý nghĩa cho sự đoàn kết, nhất trí giữa những người thừa kế trong việc quản di sản khi chưa chia, xác định quyền, nghĩa vụ của những người liên quan đến đi sản và, trong việc chia di sản, trước khi phân chia địa sân những người thừa kế căn họp mặt để cùng nhau bàn bạc và thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý di sản cũng như việc phân chia di sản. Với ý nghĩa này thì họp mặt những người thừa kế bao giờ cũng hướng tới việc thỏa thuận với nhau về việc quản lý, phân chia và hưởng di sản và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Việc hợp mặt những người thừa kế được BLDS năm 2015 quy định tại Điều 656 như sau:
Theo quy định trên thì những người thừa kế có thể tiến hành họp mặt để bàn bạc về mọi vấn đề liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản thừa kế Việc họp mặt những người thừa kể là thường là bước khởi đầu cho quá trình phân chia di sản. Kết quả được thỏa thuận, thống nhất trong cuộc họp mặt của những người thừa kế phải được ghi lại cụ thể trở thành một văn bản. Là những căn cứ pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận thống nhất giữa những người thừa kế và các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản. Vì thế, trong văn bản đó cần phải có đầy đủ chữ ký của tất cả người thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt giữa những người thừa kế cần thỏa thuận cử người quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được phân chia nhằm tránh hư hỏng mất mát hoặc phân tán di sản thừa kế.
Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt chỉ cần thỏa thuận thống nhất về cách thức phân chia di sản và hưởng di sản.
Nếu có người quản lý di sản, người phân chia di sản được người để lại di sản chỉ định trong di chúc nhưng di chúc chưa xác định quyền, nghĩa vụ của những người đó thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận để xác định với người đó về quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, nếu cuộc họp mặt những người thừa kế chưa xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản, người phân chia di sản thừa kế được xác định và thực hiện theo quy định tại các Điều 617, 618 và Điều 657 BLDS năm 2015.
Nếu di sản đã được người lập di chúc phân định cho từng người thừa kế nhưng không theo các hiện vật cụ thể thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận thống nhất về người thừa kế nào nhận hiện vật cụ thể nào trên cơ sở dựa vào nhu cầu hoàn cảnh điều kiện của từng người thừa kế.