Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm. Dưới đây là các quy định hiện hành về nhận tài sản bảo đảm để gán nợ:
Mục lục bài viết
1. Quy định hiện hành về nhận tài sản bảo đảm để gán nợ:
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố; thế chấp; đặt cọc; ký quỹ; ký cược; bảo lưu quyền sở hữu; tín chấp; bảo lãnh; cầm giữ tài sản.
Việc nhận tài sản bảo đảm để gán nợ thực chất là quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong quan hệ vay nợ. Đây là hai biện pháp bảo đảm được áp dụng thông dụng nhất, có phạm vi tài sản bảo đảm rất rộng, do nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh, có thể có tính chất phức tạp, hoặc có nhiều nghĩa vụ được bảo đảm bởi một tài sản, nên cần phải có quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp các bên phát sinh giao dịch vay nợ với nhau và có tài sản bảo đảm cho khoản vay đó. Nếu như bên vay nợ không có khả năng thanh toán trả nợ thì sẽ xử lý tài sản bảo đảm đó để cấn trừ nợ.
Việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ áp dụng cho hai biện pháp bảo đảm là cầm cố và thế chấp.
Việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ được thực hiện như sau:
– Đảm bảo phải thực hiện đúng theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật;
– Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm dựa trên điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, khi đó không cần phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản được cho phép của bên bảo đảm;
Khi bên cho vay xử lý tài sản bảo đảm thì phải thực hiện thông báo đến cho bên vay nợ về việc sẽ xử lý tài sản bảo đảm đó. Việc thông báo phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nêu rõ lý do xử lý tài sản bảo đảm.
+ Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý là gì?
+ Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?
Việc thông báo này sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau. Nếu như không có thỏa thuận thì khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm sẽ phải gửi trực tiếp văn bản đó cho bên bảo đảm hoặc qua hình thức như ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử,…
Lưu ý thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
– Thực hiện theo thỏa thuận các bên trong hợp đồng.
– Nếu như các bên không có thỏa thuận thì hai bên sẽ thực hiện thông báo trong một khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo trước ít nhất là 10 ngày (đối với tài sản bảo đảm là động sản), trước ít nhất là 15 ngày (đối với tài sản là bất động sản).
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã làm rõ các vấn đề xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm mà không cần
2. Quy định về giao tài sản bảo đảm để thực hiện gán nợ:
Căn cứ Điều 52 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định việc giao tài sản bảo đảm để thực hiện gán nợ như sau:
– Các bên sẽ thỏa thuận về việc giao một phần hoặc giao toàn bộ tài sản bảo đảm để xử lý. Nếu như một nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền chọn tài sản bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các tài sản bảo đảm nếu như không có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật không có quy định.
– Nếu như các bên đồng thuận áp dụng phương thức đấu giá để xử lý tài sản bảo đảm và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì khi đó việc xử lý tài sản sẽ được áp dụng theo thỏa thuận đó. Còn trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì việc đấu giá tài sản sẽ thực hiện theo đúng quy định.
– Nếu tài sản là chứng khoán niêm yết hoặc hàng hóa trên các sàn giao dịch hoặc các động sản khác có thể xác định mức giá cụ thể thì bên nhận bảo đảm sẽ được xử lý bán dựa trên giá thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch liên quan khác nếu như các bên không có thỏa thuận nào khác. Tuy nhiên, bên xử lý tài sản phải thông báo cho bên bảo đảm biết trước về việc mua bán này.
– Nếu như các bên có thỏa thuận về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng theo thỏa thuận đó. Còn nếu không thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm quyết định thời hạn xử lý sau khi thực hiện nghĩa vụ thông báo.
– Theo đúng thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm phải có trách nhiệm giao tài sản bảo đảm đó cho bên nhận bảo đảm.
– Bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản bảo đảm, để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết nếu như bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm.
– Bên bảo đảm và người giữ tài sản có trách nhiệm phối hợp với bên nhận bảo đảm thực hiện việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm nếu như người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba.
– Bên bảo đảm hoặc đối tượng đang giữ tài sản bảo đảm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu như bên bảo đảm không thực hiện giao tài sản theo thỏa thuận hoặc không phối hợp, có hành vi cản trở việc kiểm tra, xem xét thực tế tài sản bảo đảm để gây ra thiệt hại.
3. Một số vướng mắc trong quy định về nhận tài sản bảo đảm để gán nợ:
Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm có nhiều điểm mới, quy định một cách chặt chẽ các vấn đề nhưng cũng còn tồn tại một số điểm cần lưu ý và làm rõ lại:
– Thứ nhất, đối với trường hợp xác lập giao dịch bảo đảm với ngân hàng: theo Điều 50 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định cho phép ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm đã được xác lập trước thời điểm bên bảo đảm chết với điều kiện là nếu xác định được người thừa kế di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì khi đó ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này.
Tuy nhiên, quy định này lại đang vênh với quy định của Bộ luật dân sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 615, cụ thể là đối với di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Còn nếu như di sản của người chết đã chia rồi thì mỗi người thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại tương ứng với phần mình được hưởng.
– Thứ hai, hiện nay việc thế chấp đối với tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai, tuy nhiên trong nội dung của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP chưa có quy định đề cập đến việc xử lý thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua, bán nhà ở hình thành trong tương lai đó.
– Thứ ba, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP cũng chưa có quy định cụ thể về trường hợp một người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác. Biện pháp này đã và đang được các cá nhân, tổ chức sử dụng khá là phổ biến. Như vậy, cơ chế về pháp luật vẫn còn đang thiếu sót.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.