Hạn mức giao đất nông nghiệp là gì? Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân? Mỗi người được sở hữu tối đa bao nhiêu đất nông nghiệp?
Nước ta được biết đến là một trong những nước có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với hình ảnh của cấy lúa nước là một đất nước nông nghiệp, có thể khẳng định điều này bằng việc các nước trên thế giới viết về Việt Nam là một trong những nước có tỷ trọng xuất khẩu gạo cao trong khu vực Đông Nam Á người dân sống chủ yếu dựa vào đất đai. Do đó, Nhà nước đã quy định về hạn mức đất nông nghiệp nhằm mục đích phân bổ nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, tạo điều kiện phát triển ổn định và cân bằng giữa các nhóm ngành để nước ta phát triển đất nước một cách cân bằng và thuận tiện nhất.
Tuy nhiên, nói về hạn mức giao đất thì thế nhưng không phải người dân nào cũng hiểu về hạn mức giao đất nông nghiệp theo như quy định của pháp luật đất đai là như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
Mục lục bài viết
1. Hạn mức giao đất nông nghiệp là gì?
Theo từ điển Luật học thì định nghĩa về hạn mức giao đất ở dưới góc độ này được biết đến là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao hoặc được nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa việc pháp luật quy định về hạn mức giao đất đối với hộ gia đình và cá nhân nhằm mục đích khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
Bên cạnh đó thì pháp luật về đất đai cũng quy định về chuyển nhượng đất hợp pháp vậy hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất được định nghĩa là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình cá nhân được nhận trên cơ sở nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất…cơ sở xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất được xác định thông qua hạn mức giao đất của từng địa phương quy định.
Trong định nghĩa về hạn mức giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân nhưng lại không trình bày rõ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được pháp luật định nghĩa như thế nào thì dưới đấy hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất được hiểu như sau:
Hộ gia đình chính là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và đang chung sống trong một gia đình với nhau. Định nghĩa trên được suy ra từ khái niệm của hộ gia đình sử dụng đất, cụ thể là: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất
Dưới một góc độ khác, cá nhân được hiểu là thuật ngữ dùng để mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là sự thống nhất của hai mặt sinh học và xã hội. Về mặt sinh học thì khái niệm về cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của cá nhân. Còn về mặt xã hội, bản chất của mỗi cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa Cá nhân là gì? mà chỉ đưa ra các quy định cụ thể cho cá nhân được hưởng và các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Từ các phân tích trên, có thể hiểu đơn giản cá nhân được xem như một thực thể, một chủ thể của quan hệ pháp luật. Mỗi cá nhân luôn có sự gắn bó chặt chẽ với cộng đồng, xã hội nhất định; cộng đồng, xã hội là môi trường tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
2. Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân:
Theo quy định tại Điều 129
– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
… “
Hạn mức giao đất thường được xác định đối với loại đất là đất nông nghiệp, nhưng vẫn còn có một số loại đất khác được xác định hạn mức như giao đất làm muối hay đất làm kinh tế trang trại (căn cứ quy định tại Điều 138, 142 Luật đất đai 2013). Chủ thể giao đất là Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình để sử dụng đất theo mục đích mà Nhà nước giao.
Theo quy định tại Điều 130 Luật đất đai 2013 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:
– Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
– Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.”
Có thể thấy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ quy định với loại đất là đất nông nghiệp và đối tượng áp dụng cũng là đối với hộ cá nhân, gia đình. Ngoài ra mức nhận chuyển quyền sử dụng đất không cố định mà sẽ tùy thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng và từng thời kì phát triển.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp khác trong từng trường hợp như sau:
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận thực hiện quyền của mình là chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối mà hạn mức đối với mỗi loại đất bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nêu trên.
– Dựa theo căn cứ tại Khoản 33 Điều 2
Chính vì thế, mà hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc giao đất rừng này trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì hộ gia đình, cá nhân theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định về việc giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên này.
Như vậy, có thể thấy được các hộ gia đình, cá nhân dưới sự quan tâm của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, việc quy định hạn mức đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện đúng phát triển kinh tế theo chủ trương và những chính sách của Đảng và nhà nước đã góp phần rất lớn vào việc tránh trường hợp mất cân bằng trong sử dụng đất nông nghiệp của đất nước ta, tạo ra sự công bằng cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp để họ có đủ diện tích đất để làm ăn sản xuất và yên tâm hơn khi được nhà nước giao đất.