Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết với nhau bằng văn bản. Vậy quy định gia nhập, rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định gia nhập, rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành:
Điều 75
– Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết với nhau bằng văn bản.
– Thỏa ước lao động tập thể bao gồm có:
+ Có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
+ Có thỏa ước lao động tập thể ngành
+ Có thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
+ Những thỏa ước lao động tập thể khác.
– Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 85 Bộ luật Lao động 2019 quy định về gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc là thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, Điều này quy định gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc là thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều các doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, chỉ trừ trường hợp khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng mà chiếm trên 75% người lao động hoặc là trên 75% doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều các doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi đã có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, chỉ trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định trên thì gia nhập, rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:
– Gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành: khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, chỉ trừ trường hợp khi một thỏa ước lao động tập thể ngành có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động hoặc là trên 75% doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành: khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, chỉ trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành sau khi gia nhập:
Điều 76 Bộ luật Lao động quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể như sau:
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên tiến hành việc đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ những người lao động ở trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp sẽ chỉ được thực hiện ký kết khi mà đã có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể, ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm có toàn bộ những thành viên trong ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động ở tại các doanh nghiệp có tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành sẽ chỉ được ký kết khi mà đã có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm có toàn bộ những người lao động ở tại các doanh nghiệp tham gia trong thương lượng hoặc là toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của những tổ chức đại diện những người lao động ở tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp mà đã có trên 50% của số người được lấy ý kiến biểu quyết việc tán thành mới tham gia tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
– Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể sẽ do chính tổ chức đại diện của những người lao động quyết định nhưng phải không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của chính doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động sẽ không được phép gây ra những khó khăn, cản trở hoặc là can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi chính đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể mà đã có nhiều các doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì khi đó sẽ được ký kết bởi Chủ tịch của Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
– Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và gửi cho cơ quan chuyên môn về lao động mà có thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc là đối với thỏa ước lao động tập thể mà có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động mà ở tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết với nhau, người sử dụng lao động sẽ phải công bố cho người lao động của mình biết.
Theo quy định trên thì ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành sau khi gia nhập chỉ được diễn ra khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành (bao gồm có toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng).
3. Đối tượng phải thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành đã được ký kết sau khi gia nhập:
Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể như sau:
– Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và sẽ được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì khi đó thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết. Thỏa ước lao động tập thể sau khi đã có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ những người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp sẽ có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và những người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
– Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận với nhau và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền được thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, căn cứ quy định trên có thể khẳng định được rằng đối tượng phải thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành đã được ký kết sau khi gia nhập bao gồm có toàn bộ người sử dụng lao động và những người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.