Cha mẹ khi làm giấy khai sinh cho con, cha, mẹ có quyền đặt tên cho con theo sở thích hoặc xem phong thủy. Nhưng bên cạnh đó, cha, mẹ của trẻ khi đặt tên cho con phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đặt tên cho con. Vậy quy định đặt tên cho con có 2 quốc tịch như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Quy định đặt tên cho con có 2 quốc tịch như thế nào?
Chị Vy ở Hồ Chí Minh có đặt ra câu hỏi:
Em chào Luật sư, em có câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Em sinh năm 1994 và kết hôn với chồng có quốc tịch Anh. Em vừa mới sinh em bé và hiện em đang trong quá trình để làm giấy khai sinh cho con. Vậy đối với trường hợp em mang quốc tịch Việt Nam và chồng em mang Quốc tịch Anh thì việc đặt tên cho con có hai quốc tịch được quy định như thế nào ạ. Rất mong Luật sư có thể giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn! Mong có thể nhận được phản hồi từ Luật sư.
Chào chị Vy, rất cảm ơn chị đã lựa chọn tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi, đối với vấn đề này, chúng tôi xin phép đưa ra lời giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ tên như sau:
– Việc đặt tên sẽ bị hạn chế trong trường hợp có mục đích xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
– Tên của công dân Việt Nam sẽ phải thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không được đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
– Cá nhân tiến hành việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
– Việc sử dụng về bí danh, bút danh sẽ không được gây thiệt hại đến những quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
– Người có mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này sẽ được do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó hiện được xác định là làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
– Chính phủ quy định cụ thể đối với các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư
Nội dung khai sinh sẽ được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
– Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải được xác định là phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
– Đối với trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được với nhau về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con sẽ được xác định theo tập quán nhưng vẫn sẽ phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Theo đó, khi đặt tên cho con có 02 quốc tịch cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất: Việc đặt tên cho con không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Thứ hai: Không được đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ
Thứ ba: Đặt tên cho con phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu cần phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam
Cuối cùng: Không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng
2. Trường hợp nào thì Việt Nam công nhận 02 quốc tịch?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về nguyên tắc quốc tịch như sau:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Theo đó, thì công dân Việt Nam có thể có được 02 quốc tịch khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
– Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 người Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009.
– Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014 người xin nhập quốc tịch Việt Nam khi thuộc 01 trong các trường hợp theo quy định pháp luật
– Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì các trường hợp được quay trở lại quốc tích Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài.
– Trẻ em là công dân Việt Nam sẽ được người nước ngoài nhận làm con nuôi tại quy định ở Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
Như vậy, để được công nhận 02 quốc tịch tại Việt Nam thì cần đáp uwsgn các quy định được nêu trên.
3. Hồ sơ đăng ký khai sinh của trẻ em có 02 quốc tịch gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài như sau:
– Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam hoặc cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
+ Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP trong đó bao gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam ( chẳng hạn như: giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, hộ chiếu) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
+ Việc xác định về quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
– Trường hợp cha, mẹ lựa chọn về quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014;
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch;
– Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/nđ-cp ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch.
THAM KHẢO THÊM: