Chắc hẳn, khá nhiều người đã từng nghe qua "đất đấu thầu của xã". Vậy quy định đất đấu thầu của xã như thế nào? Chuyển nhượng đất đấu thầu?
Mục lục bài viết
1. Quy định đất đấu thầu của xã:
Đất đấu thầu của xã thực chất là đất công ích của địa phương được xã cho người dân hoặc hộ gia đình tại địa phương nơi có đất thuê lại. Căn cứ vào quy đất, đặc điểm và nhu cầu của mỗi địa phương mà xã/phường/thị trấn được thành lập quỹ đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản nhằm để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đối với đất đấu thầu, thời hạn cho thuê đất là không quá 5 năm theo khoản 5 Điều 126 Luật Đất đai 2013 đã quy định. Tuy nhiên, người thuê có thể gia hạn thời hạn thuê đất công ích (đất đấu thầu) tùy thuộc vào quỹ đất của địa phương và nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất. Người thuê đất đấu thầu phải sử dụng đúng mục đích cho thuê.
Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (đất đấu thầu của xã) do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo đúng quy hoạch, đúng kế hoạch sử dụng đất mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tại khoản 3 Điều 132 của Luật Đất đai 2013 có quy định đối với phần diện tích đất chưa đưa vào sử dụng với các mục đích sau thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang quản lý đất công ích 5% (đất đấu thầu của xã) sẽ tiến tiến hành theo quy định pháp luật cho những hộ gia đình, cá nhân ngay tại địa phương nơi có đất đấu thầu của xã thuê đất theo hình thức đấu giá để thực hiện sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản:
– Xây dựng những công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm có:
+ Công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ;
+ Công trình nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Những công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng những công trình công cộng đã nêu trên.
– Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
2. Có được chuyển nhượng đất đấu thầu của xã không?
Điều 19
– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý. Tổ chức, cộng đồng dân cư mà được Nhà nước giao đất để quản lý bao gồm có:
+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
++ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, bao gồm có công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè….;
++ Tổ chức kinh tế được giao để quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức là xây dựng – chuyển giao (BT) và những hình thức khác theo các quy định của pháp luật về đầu tư;
++ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
++ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào các mục đích công cộng được giao để thực hiện quản lý, những diện tích đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương;
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chịu trách nhiệm đối với việc quản lý những phần diện tích đất mà chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương;
+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với những phần diện tích đất được giao cho cả cộng đồng dân cư quản lý.
– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp người thuê, thuê lại đất của các nhà đầu tư xây dựng;
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp hoặc là của ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;
– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Người sử dụng đất có đủ điều kiện được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đã có văn bản thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất nhằm để sử dụng vào các mục đích xây dựng công trình công cộng mà không nhằm mục đích kinh doanh;
– Các trường hợp không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa nêu bao gồm có cả trường hợp người đang quản lý, đang sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Theo đó, kể từ ngày 01/07/2014 Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì người đang sử dụng đất đấu thầu của xã (đất thuê theo hình thức đấu giá đất công ích 5% của xã) sẽ không được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Thêm nữa, Điều 188 Luật Đất đai quy định về điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo đó, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Mà theo phân tích ở trên, đất đấu thầu của xã sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) đối với cả người đang quản lý (ủy ban nhân dân xã) và đối với cả người đang thuê đất theo hình thức đấu giá (cá nhân, hộ gia đình đang thuê đất công ích 5%). Quy chiếu với điều kiện để được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có thể khẳng định rằng kể từ ngày 01/07/2014 Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì người đang sử dụng đất đấu thầu của xã (đất thuê theo hình thức đấu giá đất công ích 5%) cũng như người đang quản lý loại đất này sẽ không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Quy định về chủ thể thuê đất đấu thầu của xã:
– Chủ thể cho thuê đất đấu thầu của xã:
Như đã nêu ở mục trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền cho thuê đất đấu thầu của xã thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Như vậy, chủ thể cho thuê đất đấu thầu của xã chỉ có thể là Ủy ban nhân dân xã.
– Chủ thể thuê đất đấu thầu của xã:
Tại khoản 3 Điều 132 của Luật Đất đai 2013 có nêu rõ đối với phần đất công ích chưa sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê. “Địa phương” ở đây được hiểu chính là trong cấp đơn vị hành chính xã, bởi mỗi xã/phường/thị trấn sẽ được quyền lập và quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
Như vậy, chủ thể thuê đất đấu thầu của xã là hộ gia đình, cá nhân tại địa phương cấp xã nơi có đất cho thuê.
Lưu ý: trong hợp đồng thuê đất đấu thầu của xã, nếu chủ thể thuê đất là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; còn nếu như trong trường hợp chủ thể thuê đất đấu thầu của xã là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, tài khoản (nếu có); đối với chủ thể thuê đất đấu thầu của xã là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ tên và chức vụ người đại diện, số tài khoản.
4. Quy định về thời hạn đất đấu thầu của xã:
Thời hạn thuê đất công ích chưa sử dụng (đất đấu thầu của xã) do ủy ban nhân dân xã quản lý sẽ do hai bên (bên thuê và bên cho thuê) cùng thỏa thuận thống nhất với nhau, nhưng thời hạn thuê hai bên thỏa thuận không được quá 05 năm trong mỗi lần thuê, bởi vì tại khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013 có quy định thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm và khoản 5 Điều 126 của Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn cho thuê đất thuộc về quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào những mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm. Như vậy thời hạn thuê đất đấu thầu của xã là không quá 05 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013.