Trong pháp luật Việt Nam, quyền chấm dứt cấp tín dụng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Từ Khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng đến Khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về quyền chấm dứt cấp tín dụng và việc thực hiện quyền chấm dứt cấp tín dụng trong hợp đồng tín dụng ngân hàng:
Trong pháp luật Việt Nam, quyền chấm dứt cấp tín dụng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Ở góc độ chung nhất, Khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
Trong hoạt động cho vay, Khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nêu rõ: Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải
Trong hoạt động cho thuê tài chính, Nghị định 39/2014/ NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính cũng quy định quyền chấm dứt cho thuê tài chính tại Điều 21, theo đó hợp đồng cho thuê tài chính có thể chấm dứt trước hạn khi xảy ra một trong các trường hợp: i) Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện khác là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính; ii) Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể; ii) Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính; iv) Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa; v) Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê còn lại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Trong hoạt động chiết khấu, điểm d Khoản 1 Điều 16 Thông tư 04/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bằng Thông tư 21/2016/TT-NHNN khẳng định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền chấm dứt việc chiết khấu, thu hồi tiền chiết khấu trước thời hạn chiết khấu nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng chiết khấu.
Trong hoạt động bao thanh toán, Khoản 1 Điều 16 Thông tư 02/2017/TT-NHNN về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: Đơn vị bao thanh toán có quyền chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm. Khi thực hiện chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt bao thanh toán, nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn, việc chuyển trả lại khoản phải thu, khoản phải trả đối với khách hàng.
Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng, mặc dù
Trên thực tế, để bảo vệ quyền lợi của mình, các tổ chức tín dụng quy định khá cụ thể quyền chấm dứt cấp tín dụng trong hợp đồng/ thỏa thuận cho vay nói riêng và cấp tín dụng nói chung. Chẳng hạn, trong các hợp đồng cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), có 01 điều quy định về chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn, trong đó quy định cụ thể những trường hợp gồm:
– Bên vay không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ nợ gốc đến hạn của bất kỳ khoản nợ nào; lãi đến hạn tính trên bất kỳ khoản nợ nào, và/hoặc bất kỳ nghĩa vụ tài chính khác đến hạn theo quy định tại hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay;
– Bất kỳ hành động hoặc sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện nào xảy ra cho dù có liên quan hay không mà theo đánh giá của bên cho vay sẽ gây ra thay đổi bất lợi đáng kể đến hoạt động kinh doanh hoặc tình hình tài chính hoặc khả năng trả nợ của bên vay;
– Bên vay vi phạm bất kỳ cam kết, nghĩa vụ nào được quy định trong hợp đồng cho vay và các văn bản, thỏa thuận, cam kết liên quan khác với bên cho vay mà không thể khắc phục được hoặc không được khắc phục trong thời hạn mà bên cho vay yêu cầu;
– Tài sản của bên vay/bên bảo đảm bị kê biên, phong tỏa, cầm giữ, thi hành án hoặc bất cứ sự kiện nào ảnh hưởng bất lợi tới việc sử dụng tiền vay hay khả năng trả của bên vay hoặc tài sản bảo đảm/hợp đồng bảo đảm;
– Bên vay bị chết, mất tích, hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, bị khởi tố bị can, bị tạm giam, tạm giữ, bị buộc thi hành án và/hoặc có bất kỳ tài liệu, thông tin nào mà theo đánh giá của bên cho vay có khả năng dẫn đến thay đổi bất lợi, làm giảm khả năng trả nợ của bên vay.
Tóm lại, hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng được quy định khá đồng bộ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền chấm dứt cấp tín dụng trong hợp đồng tín dụng ngân hàng:
Quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng mặc dù đã được quy định khá cụ thể và thống nhất, nhưng để thực hiện có hiệu quả trên thực tế thì cần bảo đảm những điều kiện nhất định, bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức tín dụng cần xây dựng các quy định về quyền chấm dứt cấp tín dụng trong quy chế nội bộ của mình. Điều đó vừa bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh trong hoạt động của tổ chức tín dụng, vừa có thể tăng cường sự kiểm tra, thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với việc thực hiện quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng.
Thứ hai, bảo đảm cho cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng nắm vững quy định về quyền chấm dứt cấp dụng của tổ chức tín dụng, giúp cho tổ chức tín dụng bảo vệ quyền lợi của mình, tránh được những vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như những tranh chấp phát sinh.
Thứ ba, bảo đảm khách hàng thực hiện tốt những nghĩa vụ của mình trong hợp đồng tín dụng, bởi lẽ quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng chỉ được thực thi đầy đủ khi khách hàng thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình.
Thứ tư, tổ chức tín dụng cần thực hiện tốt hoạt động thẩm định tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn.
Thẩm định hồ sơ tín dụng là sự thể hiện tập trung ý chí của tổ chức tín dụng trong việc xây dựng những quy trình, thủ tục chung cũng như quy trình, thủ tục cụ thể mang tính bắt buộc thi hành đối với những cán bộ làm công tác tín dụng nhằm tạo cơ sở cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Kiểm tra sử dụng vốn là một giai đoạn trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sử dụng quyền năng đã được pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá quá trình sử dụng vốn của khách hàng có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hay không, từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng đã cấp.
Để thực hiện tốt việc thẩm định tín dụng, bên cạnh việc hoàn chỉnh các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng cần đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín dụng, sửa đổi bộ quy chuẩn đạo đức theo hướng chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quy trình tín dụng.
Các tổ chức tín dụng cũng phải tuân thủ nghiêm túc kỷ luật tín dụng, xác định trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia vào quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng nhằm bảo đảm phòng tránh những vi phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng tín dụng.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra sử dụng vốn, tổ chức tín dụng cần coi công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay là một công việc thường xuyên, có vai trò quan trọng nhằm phòng tránh những rủi ro cho tổ chức tín dụng. Bảo đảm tín dụng chỉ là một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý cho việc thu hồi các khoản tín dụng đã cấp, chứ bản thân nó không phải là cái “chìa khóa vạn năng” trong việc bảo đảm an toàn tín dụng cũng như thực hiện tốt quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về bảo đảm tín dụng, giải quyết tranh chấp để bảo vệ tốt nhất quyền của tổ chức tín dụng, bảo đảm quyền thu hồi nợ của tổ chức tín dụng.
=> Nhận định vấn đề:
Quyền chấm dứt cấp tín dụng là một trong những quyền quan trọng của tổ chức tín dụng trong quan hệ cấp tín dụng với khách hàng. Quy định quyền chấm dứt cấp tín dụng có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Cho đến nay, pháp luật quy định về quyền chấm dứt cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đã dần được hoàn thiện và khá đồng bộ. Trên thực tế, các tổ chức tín dụng đã thể hiện rõ quyền này trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Để bảo đảm thực hiện quyền chấm dứt cấp tín dụng, tổ chức tín dụng cần xây dựng các quy định về quyền chấm dứt cấp tín dụng trong quy chế nội bộ của mình; tập huấn cho cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng nắm vững quy định về quyền chấm dứt cấp dụng; thực hiện tốt hoạt động thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện những quy định về bảo đảm tín dụng và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Khách hàng cần thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, đáp ứng quyền lợi của tổ chức tín dụng.