Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm? Khái quát về trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm?
Trong cuộc sống ngày càng phát triển thì như cầu lo cho tương lai và cuộc sống sau này ổn định hơn thì đa số các cá nhân, tổ chức sẽ thường chọn phương thức tham gia vào hoạt động bảo hiểm để nhằm mục đích thu được các khoản tiền nêu như có sự rủi ro trong cuộc sống. Bởi vì bảo hiểm được các cá nhân, tổ chức thực hiện mua để nhằm được chi trả khi gặp rủi ro về người và tài sản cho nên thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm cũng được hiểu một cách đơn giản là khi bên mua bảo hiểm gặp rủi ro thì doanh nghiệp bán bản hiểm lúc này mới có trách nhiệm chi trả bảo hiểm theo như quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành.
Vậy, theo như quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì quy định về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Trong cuộc sống hiện nay, các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích để khắc phục một phần thiệt hại do những rủi ro xảy ra đối với tính mạng, tài sản, trách nhiệm dân sự thì đa phần các cá nhân, tổ chức đều lựa chọn hình thức tham gia vào bẻo hiểm. Đồng thời thì việc tham này cũng được Nhà nước khuyến khích cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm.
Do đó, theo như quy định của pháp luật thì có đưa ra định nghĩa về bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một hình thức khắc phục thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khi gặp những sự kiện rủi ro gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình. Đối với những cá nhân và tổ chức khi tham gia bảo hiểm mà có rủi ro xảy ra thì những người tham gia bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được tổ chức bảo hiểm hay còn được biết đến là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục hậu quả xảy ra theo hợp đồng bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Đồng thời thì mức độ bồi thường đối với mỗi rủi ro được xác định là không giống nhau, mức độ bồi thường bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà các bên thoả thuận trước đó.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hợp đồng bảo hiểm được biết đến là những sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận có trong hợp đồng bảo hiểm và bên doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong quy định của pháp luật bảo hiểm có quy định về nhiều loại bảo hiểm khác nhau để các cá nhân, tổ chức có thể tự do lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp với mục đích của mình. Do đó, pháp luật hiện hành quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm con người; hợp đồng bảo hiểm tài sản; hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đồng thời, để đảm bảo được quyền lợi của các bên trước quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung được quy định tại Điều 12
Trách nhiệm chi trả bảo hiểm phát sinh khi các rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bất luận là nguyên nhân nào đều gây ra một hậu quả là làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khó khăn trong đời sống, trong một số trường hợp tự họ không thể khắc phục được. Do đó, trong các trường hợp này, nếu người gặp rủi ro đã tham gia bảo hiểm và rủi ro mà họ gặp đã được bảo hiểm, thì bằng nguồn vốn của mình, công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm một cách kịp thời. Từ đó người gặp rủi ro trong trường hợp này sẽ dễ dàng vượt qua được khó khăn do rủi ro đã mang đến.
2. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được xác định dưới góc độ pháp lý này là vấn đề quan trọng của hợp đồng bảo hiểm, nó ràng buộc trách nhiệm phải bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nếu rủi ro tổn thất được bảo hiểm xảy ra, đồng thời ràng buộc trách nhiệm phải đóng đủ phí của người tham gia bảo hiểm tính từ thời điểm đó. Vì vậy cần phải quy định rõ hợp đồng bảo hiểm nhất thiết phải lập thành văn bản và quy định rõ thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm để gắn chặt nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi khách hàng ngay từ thời điểm phát sinh trên.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được quy định theo quy định tại Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đó là:
“Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm”.
Quy định trên đã thể hiện rõ, để được nhận tiền bồi thường, bên mua bảo hiểm đã phải đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về gia hạn đóng phí). Tức là bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí trước mới được quyền nhận tiền bồi thường. Quy định trên của Luật kinh doanh bảo hiểm là hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ bảo hiểm, đó là quỹ chi trả bảo hiểm được tạo lập từ phí bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm chưa đóng phí, có nghĩa rằng, sự đóng góp của họ vào quỹ bảo hiểm chưa có, do vậy không có cơ sở để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ quỹ này.
Hơn nữa, nếu xét từ góc độ pháp lý, nếu người mua bảo hiểm yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng dịch vụ cho mình nhưng lại chưa trả tiền cho việc cung ứng dịch vụ đó thì chưa thể hiện ý chí tiếp nhận dịch vụ. Nếu Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm như vậy thì không có gì đáng bàn.
Bên cạnh đó, cũng theo như quy định tại Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành quy định: “Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm…”, và Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì có quy định về trách nhiệm bảo hiểm được phát sịnh tại thời điểm mà các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm và đồng thời bên mua bảo hiểm đã thực hiện việc chi trả bảo hiểm theo như thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm này.
Từ quy định của hai điều luật trên cho thấy, pháp luật chưa có sự phân định rõ giữa thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Cụ thể, theo quy định trên, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm doanh nghiệp đồng ý bảo hiểm (thể hiện qua việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm). Nhưng đồng ý bảo hiểm khác hoàn toàn với việc phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.
Cụ thể, đồng ý bảo hiểm trong bảo hiểm thể hiện doanh nghiệp bảo hiểm có đủ điều kiện để cấp bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo hiểm nhưng bên mua bảo hiểm chưa đóng phí thì không thể phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm được. Sở dĩ, chúng tôi lập luận như trên bởi vì, hợp đồng bảo hiểm chỉ được coi là có hiệu lực pháp lý khi nó thể hiện ý chí tham gia vào hợp đồng của cả hai bên. Nếu bên mua bảo hiểm chưa thực hiện hoạt động về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thì điều đó có nghĩa là bên mua bảo hiểm chưa thể hiện ý chí tham gia hợp đồng bảo hiểm.
Không những thế mà bản chất kinh tế của phí bảo hiểm được xác định ở đây là khoản tiền mà người mua bảo hiểm đóng góp vào quỹ bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm cho người mua bảo hiểm trước đó. Do vậy, nếu người mua bảo hiểm chưa đóng phí, thì không có cơ sở kinh tế để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường chính vì thế mà trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được thiết lập khi bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm của mình theo như quy định của pháp luật và những thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Còn xét ở góc độ pháp lý, khi người mua bảo hiểm chưa thực hiện nghĩa vụ thì cũng đồng nghĩa với việc những cá nhân, tổ chức này không thể được hưởng quyền. Như vậy, có thể khẳng định, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được xác định dưới góc độ pháp lý này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.