Quy định của pháp luật về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất năm 2020. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai là gì?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và triệt để thì nhà nước phải đưa ra các quy hoạch kế hoạch sử dụng trước để xác đinh được hướng sử dụng đất ra sao, quy hoạch sử dụng đất chính là khoanh từng vùng đất đai hay phân bổ đất theo không gian sử dụng nhất định theo từng mục đích khác nhau phù hợp để phát triển ổn định kinh tế – xã hội, ngoài ra còn bảo vệ môi trường khả năng kích ứng vơi sự biến đổi của khí hậu, đảm bảo an ninh – quốc phòng cua quốc gia, đánh giá tiềm năng phát triển cũng như nhu cầu sử dụng đất của từng lĩnh vực, từng ngành, mỗi đơn vị hành chính, khu vực kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, để đảm bảo an ninh đất đai.
Khi đã có quy hoạch sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định kế hoạch sử dụng đất như thế nào để hiện thực hóa quy hoạch sử dụng đất, phân chia quy hoạch sử dụng đất ra theo một thời gian nhất định và thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Thư nhất: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ theo Điều 35 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
+) Lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như theo các nguyên tắc sau:
Khi lập quy hoạch sử dụng đất của nhà nước thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đảm bảo được tính liên kết giữa các vùng miền, đáp ứng tính đặc thù của đất cũng như từng địa phương, khi lâp quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện thì phải thể hiện luôn quá trình, nội dung sử dụng đất ở cấp cơ sở cấp xã luôn, bởi cấp huyện là cấp thấp nhất thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất, do đó khi lập quy hoạch sử dụng đất thì phải lập luôn quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã.
Ngoài ra khi lập quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo và bảo vệ được đất dùng để trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ nhằm đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đảm bảo được sinh thái tự nhiên, biến đổi khi hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất giữa các địa phương, giữa các nghành, các lĩnh vực cũng như quỹ đất hiện còn của quốc gia để sử dụng sao cho hiệu quả mà còn tiết kiệm, sử dụng được triệt để nguồn đất.
Luật sư
+) Khi lập kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải đáp ứng theo những nguyên tắc sau:
Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo được an ninh, quốc phòng của đất nước.
Kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải nhằm mục đích sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được đưa ra và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối với cấp huyện thì cũng phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, đối với tỉnh thì phải phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh và kế hoạch của cấp trung ương thì phải phù hợp vơi quy hoạch sử dung đất của trung ương.
Lập kế hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cũng như khả năng biến đổi khí hậu. không làm mất đi những đi tích lịch sử hiện có và cần bảo tồn, những danh lam thắng cảnh đã được xác nhân cần bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, mỗi lĩnh vực cũng như các ngành cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Thứ hai: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dung đất bao gồm các cấp: Quốc gia, cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Còn đối với cấp tỉnh thực hiện phương án phân bổ, khoanh vùng theo chức năng cũng như theo từng loại đất của đơn vị hành chính cấp huyện đây cũng chính là nội dung quy hoạch đất của cấp tỉnh.
Kế hoạch sử dụng đất bao gồm: Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và quốc phòng, an ninh.
Thời gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đối với quy hoạch sử dụng đất phải là mười năm và cần phải đưa ra được tầm nhìn ít nhất là từ ba mười năm đến năm mươi năm và từ hai mươi năm đến ba mươi năm đối với cấp huyện.
Thời gian kế hoạch sử dụng đất sẽ có thời gian ít hơn đối với quy hoạch sử dụng đất đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh hay đất thuộc quốc phòng, an ninh thì có thời gian là năm năm, còn cấp huyện phải hàng năm.
+) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần phải có những yếu tố sau: Tiềm năng đất của nhà nước, hiện trạng đất đang được sử dụng và hiện còn, điều kiện về kinh tế xã hội cũng như tự nhiên của quốc gia như thế nào và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất thơi kỳ trước ra sao để khắc phục những vướng mắc, phát huy những kết quả đạt được ở thời kỳ này, đưa ra quy hoạch phù hợp và mang lại hiệu quả hơn.
Ngoài ra xác định quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần xác định được nhu cầu sử dụng đất của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực để cân đối, phù hợp, đảm bảo được sự phát triển bền vững của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực.
Khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần căn cứ theo những tiêu chí sau: Đầu tiên phải trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, sau đó còn phải căn cứ trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm cũng như hằng năm của cả nước. Ngoài ra còn phải căn cư trên kết quả thực hiên kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước đạt kết quả gì và có vướng mắc gì để rút kinh nghiệm, nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực, ngành, cấp tỉnh trong thời hạn năm năm.
Trong kế hoạch sử dụng đất cần phải có các nội dung đánh giá được kết quả kế hoạch sử dụng đất của thời kỳ trước, phân tích được cái đạt được và cái chưa đạt được, cái phù hợp với chưa phù hợp để từ đó đưa ra được kế hoạch sử dụng đất trong thời kỳ này phù hợp hơn, mang lại hiệu quả hơn.
Không chỉ vậy mà còn cần xác định được cho từng vùng kinh tế – xã hội, đơn vị hành chính trong vòng năm năm, đưa ra được các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất, xác định được loại đất.
+) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Việc lập quy hoạch đất cấp huyện phải dựa trên cơ sở quy hoạch của cấp tỉnh đã đưa ra, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương mình, hiện trạng đất, kết quả thực hiện quy hoạch của kỳ trước, mức độ phát triển cũng như định hướng của khoa học công nghệ của địa phương và nhu cầu sử dụng đất của đia phương.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cần có các nội dung sau: Đưa ra được hướng sử dụng đất trong mười năm tới, chỉ tiêu sử dụng đất ra sao, chưc năng sử dụng đất của mỗi khu vực, các loại đất ở cấp xã có diện tích như thế nào để xác định được mục đích sử dụng đất, đưa ra được giải pháp sử dụng đất.
Trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã có, nhu cầu sử dụng đất, tiềm năng đầu tư, huy động được nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm khai thác được triệt để nguồn tài nguyên đất.
Nội dung kế hoạch cần phải có đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch của kỳ trước đưa ra, xác định diện tích loại đất, nhu cầu sử dụng của mỗi loại đất, có vị trí cũng như diện tích mỗi loại đất rõ ràng, diện tích cần phải thu hồi cũng như diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong nôi dung kế hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phải lập được bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, thể hiện được vị trí cần thu hồi hay vị trí cần chuyển mục đích sử dụng đất. Đưa ra được những giải pháp thực hiện vấn đề sử dụng đất khi có những thay đổi hay vướng mắc.
Trường hợp khu vực đã có quy hoạch đô thị của cơ quan có thẩm quyền và đã được phê duyệt thì sẽ không tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải có kế hoạch sử dụng đất phù hợp va đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch đô thị của quận phải phù hợp với quy hoạch đô thị của tỉnh đã được phê duyệt, không phù hợp thì phải điều chính sao cho phù hợp.
Dịch vụ của Dương gia:
– Tư vấn quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Hỗ trợ tranh chấp đất đai;
– Tư vấn chuyển mục đích sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 45 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
“1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.”
2. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý công ty Luật Dương Gia, tôi hiện tại ở một thị trấn tại Hòa Bình, tôi không biết khi xây dựng đồ án quy hoạch đô thị thì thời gian thẩm định, phê duyệt là bao lâu, quy định cụ thể như thế nào vì nhiểu đồ án đưa ra nhưng thời gian thẩm định kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện sau này? Mong luật sư giải đáp!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ–CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
”Điều 32. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
1. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 30 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
b) Đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đô thị mới, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định;
c) Đối với thị trấn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
2. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết: thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
3. Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: thời gian thẩm định đồ án không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.”
Như vậy, thời gian thực hiện các thủ tục này có sự khác nhau giữa các địa phận, khu vực khác nhau.
3. Những nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cần có là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm những nội dung nào, quy định cụ thể ở đâu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ–CP Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị thì nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm:
1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
2. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
4. Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch.
5. Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:
+ Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
+ Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hoá quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm);
+ Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
+ Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị;
+ Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc;
+ Xác định lượng nước thải, rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.
6. Đánh giá môi trường chiến lược:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; các vấn đề xã hội, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên;
+ Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;
+ Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch;
+ Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
7. Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thể hiện ở tỷ lệ 1/500.
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép quy hoạch
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần xác định và thực hiện như sau. Tôi đang có dự kiến xin giấy phép quy hoạch để thực hiện một dự án mà bên tôi đang liên kết với một đơn vị nữa để thực hiện. Vậy nếu hiện tại tôi muốn làm giấy phép quy hoạch thì hồ sơ cần làm và thủ tục thực hiện được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Giấy phép quy hoạch được cấp cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Nếu bên bạn muốn xin cấp giấy phép quy hoạch bạn cần tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP chuẩn bị hồ sơ như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (theo mẫu)
+ Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch.
+ Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch.
+ Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư.
+ Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Thủ tục cấp giấy phép quy hoạch
Bước 1: Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, Quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Bước 3: Thẩm định hồ sơ (thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch hợp lệ).
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp.
Lưu ý:
+ Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng.
+ Thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình riêng lẻ tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch đến khi phê duyệt dự án đầu tư.