Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng. Trường hợp nào được coi là phòng vệ chính đáng? Trách nhiệm khi phòng vệ chính đáng?
Hiện nay, xuất phát từ mục đích khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chống tội phạm, hạn chế thiệt hại mà tội phạm gây ra nên pháp luật hình sự đã quy định về chế định phòng vệ chính đáng. Theo đó, một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách “cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên nên có thể gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, hành vi này được coi là phòng vệ chính đáng và người phòng vệ không bị coi là tội phạm.
Pháp luật nước ta đã quy định rất rõ về vấn đề phòng vệ chính đáng tại Điều 15 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
“ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm “( Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự)
1.Về đối tượng của phòng vệ chính đáng
+ Về phía nạn nhân
Phải là người đang có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể (hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc) đến các lợi ích quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ.
Khi xem xét hành vi của người đang xâm phạm đến các lơi ích cần bảo vệ, không phải chỉ căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm, mà còn phải chú ý đến lợi ích cần bảo vệ, đồng thời xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả trong từng trường hợp cụ thể để xem nó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không.
Luật sư
+ Về phía người phòng vệ
Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.
2. Yêu cầu về sự cần thiết của hành vi chống trả
Hành vi chống trả phải là hành vi cần thiết. Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.
Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu; tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả càng phải mạnh mẽ, quyết liệt bấy nhiêu. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ và hành vi chống trả.
Như vậy hành vi được xem là phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:
-Thứ nhất: Hành vi đó phải nhằm bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
-Thứ hai: Các lợi ích đó phải còn đang bị xâm hại.
-Thứ ba: Là hành vi chống trả ở mức độ cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là phòng vệ chính đáng đúng nghĩa?
Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định về vấn đề Phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Hiện nay, xuất phát từ mục đích khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chống tội phạm, hạn chế thiệt hại mà tội phạm gây ra pháp luật hình sự đã quy định về chế định phòng vệ chính đáng. Theo đó, một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách “cần thiết” người đang có hành vi tấn công hiện hữu xâm phạm các lợi ích nói trên mặc dù gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, thì hành vi này được coi là phòng vệ chính đáng và người phòng vệ không bị coi là tội phạm. Việc phòng vệ chính đáng nói trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
– Thứ hai, người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần thiết, phù hợp là tương đối phức tạp cà cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng…).
Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.
Như vậy, trong trường hợp nói trên để bảo vệ sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình, bạn hoàn toàn có thể chống trả lại sự tấn công của người hàng xóm kia, nhưng bạn chú ý sự chống trả này phải là cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của người hàng xóm.2. Để xác định trách nhiệm pháp lý đối với người hàng xóm kia phải căn cứ vào tỷ lệ thương tật cũng như các tình tiết khác mà hành vi cố ý gây thương tích của vị tổng giám đốc này gây ra theo quy định tại Điều 104
Ngược lại, nếu hành vi gây thương tích của người đó không thuộc các trường hợp trên (chưa đủ yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự công cộng theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
2. Phòng vệ chính đáng trong luật hình sự
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự:
“ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”
Điều kiện của phòng vệ chính đáng:
– Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự, cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân.
Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu. Những quyền hoặc lợi ích này có thể bị xâm phạm qua những hành động của người tấn công những cũng có thể qua không hành động.
Hành vi tấn công có thể có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đó không phải là điều kiện bắt buộc vì có hành vi tuy không cấu thành tội phạm những vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần. Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng nó chỉ là cơ sở chừng nào xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng.
– Nội dung và phạm vi của phòng vệ chính đáng:
Khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả trong những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Đó là nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng.
Sự chống trả của người phòng vệ chính đáng phải nhằm vào chính người tấn công, vào chính người đang gây nguy hiểm cho xã hội, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự tấn công, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đó đe dọa gây ra. Sự chống trả của người phòng vệ là sự chống trả cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
Để đánh giá sự cần thiết, cần phải dựa vào một số yếu tố sau:
– Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại;
– Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra;
– Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công;
– Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng;
– Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể…
3. Phân biệt phòng vệ chính đáng và hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Phòng vệ chính đáng và hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết khác nhau ở những điểm sau:
Thứ nhất, về nguồn nguy hiểm: Ở phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng phải là hành vi của con người còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm này có thể là hành vi của con người, súc vật, thiên tai…
Thứ hai, về thiệt hại xảy ra: Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ và thiệt hại này không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ gây ra. Còn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại cho người gây ra tình thế cấp thiết hoặc một người khác và thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Thứ ba, phòng vệ chính đáng không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng nhưng hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra).
4. Đánh trả lại có phải là phòng vệ chính đáng?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang ngồi chơi thì tự dưng 5 thanh niên lao vào đè đánh em đến ngất đi một lúc rồi em tỉnh lại 5 thanh niên kia vẫn tiếp tục đánh tiếp do em đau quá nên em đã về nhà cầm một con dao thái rau xuống và đã vô tình chém 1 trong 5 thanh niên kia và bây giờ thanh niên bị chém đòi em bồi thường 48 triệu nếu em không trả thì sẽ kiện em. Vậy em muốn hỏi nếu nhà em không bồi thường và kiện lại 5 thanh niên kia được không ạ và nếu thanh niên bị chém kiện em thì em thua hay thắng ạ.
Luật sư tư vấn:
Theo “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 Điều 15 về phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Thứ nhất: Hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích của chính bản thân người bị hại.
– Thứ hai: Người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần thiết, phù hợp là tương đối phức tạp cà cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng.
Tuy nhiên nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.
Theo như trường hợp của bạn trình bày do đám thanh niên đầu tiên đánh bạn nên bạn đã cầm dao đánh lại nhóm thanh niên kia và gây thương tích cho 1 người. Vì bạn không nói rõ là hành vi chống trả là khi nhóm thanh niên đã thực hiện xong hành vi vi phạm hay chưa nên cần xét:
+ Nếu khi bạn thực hiện hành vi cầm dao chém lại đám thanh niên đê bảo vệ bản thân khi đám thanh niên có hành vi xâm phạm tính thân thể sức khỏe của bạn, so sánh tương quan về số lượng là bên bạn chỉ có 1 người còn bên kia có hẳn 5 người nên chỉ coi đây là trường hợp Phòng vệ chính đáng, và bạn không phải có trách nhiệm bồi thường đối với người bị thương. Ngoài ra, bạn có thể đi giám định tỉ lệ thương tích của bạn và tố cáo hành vi đánh người của nhóm 5 người kia vì đã có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác với cơ quan chính quyền để xem xét xử lý.
+ Tuy nhiên, nếu hành vi chống trả của bạn thực hiện sau khi đám thanh niên đã thực hiện xong hành vi vi phạm và thể hiện không thực hiện hành vi vi phạm nữa nhưng vì tức giận bạn vẫn cầm dao đánh lại những người đó thì trường hợp của bạn sẽ là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bạn phải đi xác định tỉ lệ thương tích của người đã bị thương
Nếu dưới 31% thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho người bị thương số tiền tương ứng với mức độ lỗi bạn gây ra theo quy định “Bộ luật dân sự 2015”
Nếu tỉ lệ thương tật từ 31% thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hinh sự về tội theo Điều 106 Bộ luật hình sự Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
5. Phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chuyện là như thế này. Bạn em mở tiệm xăm đang xăm cho khach thì có một thanh niên vào cầm dao lao tới đâm nhưng bạn em né được và vớ được cái kéo đâm lại 2 nhát trên lưng. Công an đã bắt giữ bạn em để điều tra vụ an. Mọi người cho em hỏi nếu như theo lời kể trên thì bạn em sẻ bị xử phạt ntn hoặc bị giam không ạ. Mọi người cho em câu trả lời nha. Em cám ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Bạn trình bày, bạn của bạn đang xăm hình cho khách thì có một thanh niên vào cầm dao đâm nhưng bạn của bạn tránh được và vớ cái kéo đâm lại 2 nhát trên lưng. Trong trường hợp này, phải xem xét hành vi của bạn bạn có phải là phòng về chính đáng không?
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó, hành vi được xem là phòng vệ chính đáng phải đảm bảo các yếu tố sau: một, nạn nhân là người có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân người phòng vệ hoặc người khác, hành vi có tính nguy hiểm đáng kể; Hai là hành vi chống trả cần thiết. Tính cần thiết thể hiện ở việc không thể không chống trả. Thiệt hại gây ra do hành vi chống trả có thể bằng hoặc lớn hơn thiệt hại do người khác có hành vi xâm phạm gây ra.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, chưa thể khẳng định được hành vi của bạn bạn có phải là phòng vệ chính đáng hay là vượt quá phòng vệ chính đáng. Để xác định việc này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, khám nghiệm hiện trường… của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, do bạn không nói rõ tỷ lệ thương tật là bao nhiêu nên trong trường hợp này có thể xảy ra 3 khả năng:
Trường hợp thứ nhất, nếu hành vi của bạn bạn là phòng vệ chính đáng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp thứ hai, nếu hành vi của bạn bạn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tỷ lệ thương tật của người kia là 31 % trở lên thì bạn của bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Trường hợp thứ ba, nếu hành vi của bạn bạn gây tỷ lệ thương tật cho người thanh niên kia từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 và đây không phải là phòng vệ chính đáng thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thấy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Vì bạn không nêu cụ thể chi tiết hành vi như thế nào nên bạn có thể tham khảo các quy định nêu trên và quá trình điều tra xác minh của cơ quan công an để xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mình.