Do tiềm ẩn rủi ro và gian lận cao nên Nhà nước quy định đặc biệt đối với các chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
1. Khái niệm và đặc điểm
Sự kiện có thể được thương nhân tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Các sự kiện này có thể là các chương trình may rủi (bốc thăm trúng thưởng .) hoặc các chương trình văn hóa, nghệ thuật nhằm khuyến mại khách hàng hay hướng tới những khách hàng tiềm năng mới. Ngoài ra còn có các chương trính khách hàng thườg xuyên, tặng quà cho khách hàng thân thiết vào các dịp lễ để tri ân khách hàng.
2. Quy định của pháp luật
Do tiềm ẩn rủi ro và gian lận cao nên Nhà nước quy định đặc biệt đối với các chương trình khuyến mại mang tính may rủi, căn cứ Điều 12 Nghị định 37/2006/NĐ-CP:
– Việc mở thưởng phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng; trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền; trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
– Đối với chương trình khuyến có phát hành vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng; vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại và việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
– Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước.
3. Ưu, nhược điểm
Thông qua các sự kiện mà thương nhân tổ chức, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích vật chất cụ thể (những giải thưởng, những sản phẩm được tặng cho ) và lợi ích phi vật chất (sự thụ hưởng dịch vụ miễn phí, sự thư giãn thoải mái khi tha gia các chương trình nghệ thuật giải trí). Điều đó tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng do tâm lý muốn thử vận may của đại đa số người tiêu dùng từ đó sẽ thu hút được sự chú ý của họ tới hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân cung ứng vì vậy số lượng hàng hoá được tiêu thụ ngày càng lớn mang lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh các quan hệ Marketing trên thị trường ngày càng phức tạp, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến khích dành cho khách hàng là một công cụ quảng bá thương hiệu, sản phẩm khá hiệu quả. Nó không chỉ thu hút được những khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp tiếp tục mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mà còn kích thích tiêu dùng đến những đối tượng khách hàng mới.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về mặt hạn chế: Thứ nhất, khi doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại mang tính may rủi như cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng sẽ dễ dàng xảy ra tiêu cực, một số cơ sở sản xuất kinh doanh có thể lợi dụng hình thức này để lừa dối khách hàng bằng các chiêu thức khác nhau. Thứ hai, có một số quy định hiện hành còn chưa hợp lí, gây phản ứng trong giới thương nhân. Pháp