Quy định của pháp luật về các phương thức cấp dưỡng? Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được xử lý như thế nào?
Hiện nay pháp luật hôn nhân ghi nhận nghĩa vụ cấp dưỡng của các cá nhân trong các trường hợp do pháp luật quy định, theo đó Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm để chia sẻ và giúp đỡ kho khăn cho một bên nào đó. Vậy cấp dưỡng được thực hiện như thế nào? Quy định của pháp luật về các phương thức cấp dưỡng ra sao? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
1. Quy định của pháp luật về các phương thức cấp dưỡng
Dựa trên thực tế và các quy định của pháp luật ta thấy rằng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm con được sinh ra. Theo đó mà việc thực hiện quyền và nghĩa vụ không đơn thuần là vấn đề mang tính pháp lý, mà thực chất còn là nhu cầu rất đỗi bản năng của mỗi người. Trong các trường hợp cha mẹ ly hôn khi không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, cha, mẹ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để thay thế bằng các hình thức khác nhau. Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thường được thể hiện thông qua bản án, quyết định giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật. Theo đó nên trong trường hợp này, thời điểm quan hệ cấp dưỡng phát sinh được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quyết định của Tòa án.
Theo quy định tại Khỏa 24, Điều 3
– Cấp dưỡng theo định kỳ: Đây là phương thức ưu tiên và thường được sử dụng trên thực tế. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình được quy định rất mềm dẻo, linh hoạt được quy định tại Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Việc lựa chọn phương thức nào trước hết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng trừ trường hợp cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ li hôn theo Nghị quyết 02/2000 của HĐTPTANDTC, khi các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
– Cấp dưỡng một lần: Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được quy định rất cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 70/2001 của Chính phủ. Theo đó việc nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong 4 trường hợp:
+ Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý;
+Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Tòa án đồng ý;
+Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tính trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận;
+ Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.
Khoản cấp dưỡng một lần có thể gửi tại ngân hàng hoặc giao cho người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) quản lí theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người được quản lí có nhiệm vụ bảo quản tài sản và chỉ được trích ra để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Thông thường cấp dưỡng một lần được thực hiện xong thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, người được cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống của mình trong những điều kiện đặc biệt khó khăn vẫn có quyền yêu cầu cấp dưỡng tiếp như trong trường hợp người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.
Ngoài ra Điều 117 còn quy định về thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng cấp dương. Theo đó, “Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Tình trạng khó khăn về kinh tế ở đây phải có thật và vì những lí do chính đáng: mất mùa, thiên tai, tai nạn, ốm đau…
2. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được xử lý như thế nào?
Có thể nói việc đóng góp tài sản để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng con là những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của cha mẹ, con. Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay đã có những quy định cụ thể và chúng ta có thể hiểu rằng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm trẻ được sinh ra. bên cạnh đó cũng không ít những trường hợp con được sinh ra một khoảng thời gian rồi mới được xác định cha hoặc mẹ. Vậy trong các trường hợp khác nhau khi không thực hiện, trốn tránh nghĩa vụ này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại diều 18 chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng quy định cụ thể:
“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Căn cư dựa trên những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hay có thể là các loại tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa có hoặc mất khả năng lao động và gặp khó khăn túng thiếu theo quy định. Theo quy định của pháp luật hôn nhân thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Nhưng các trường hợp trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật có thể là xử phạt hành chính, hình sự, tùy từng trường hợp cụ thể:
Theo đó, xử lý vi phạm hành chính đổi với người có nghĩa vụ cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 54
Kết luận: từ những quy định chúng tôi đưa ra và phân tích như trên có thể thấy pháp luật chưa có quy định chi tiết về việc cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nếu rơi vào trường hợp cấp dưỡng cho con khi bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì quan hệ cấp dưỡng sẽ chính thức đặt ra khi có quyết định hạn chế quyền của Tòa án. Trên thực tế cho thấy thì trong cả hai trường hợp đó là cấp dưỡng khi ly hôn và cấp dưỡng khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đều có sự chuyển hòa giữa quyền nuôi dưỡng sang quyền cấp dưỡng. Dưới góc độ pháp lý, hai khoảng thời gian này được thực hiện tiếp nối nhau mà không có sự gián đoạn. Bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp một bên cha, mẹ hoàn toàn không thực hiện trách nhiệm của mình trong cả việc nuôi dưỡng lẫn cấp dưỡng. Theo đó việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của con, mà còn gây khó khăn cho đời sống của người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ trên thực tế. Trong một số vụ việc giải quyết ly hôn và cấp dưỡng, một bên đã yêu cầu bên vợ, chồng còn lại trả chi phí nuôi con trong thời gian họ không chung sống với nhau và một người không thực hiện nghĩa vụ đối với con.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định của pháp luật về các phương thức cấp dưỡng” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.