Môi trường là các điều kiện tự nhân và nhân tạo bao quanh con người, môi trường có tác động rất lớn và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người chúng ta. Bộ chỉ thị môi trường là gì? Quy định về bộ chỉ thị môi trường? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Bộ chỉ thị môi trường là gì?
Hiện nay, chưa có quy định mới hướng dẫn về bộ chỉ thị môi trường. Có thể hiểu bộ chỉ thị môi trường theo quy định trước đây, căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư số
2. Môi trường và vai trò của môi trường, sự cần thiết phải thực hiện Bộ chỉ thị môi trường:
Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều cũng sẽ chịu tác động của con người. Đây là nơi cung cấp cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, nơi giải trí…
Môi trường xã hội: đây là tổng thể các mối quan hệ của con người, đó là những cam kết, luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở cá cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển. Ngoài ra môi trường còn có vai trò quan trọng như sau
Thứ nhất, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất nước, rừng, khoáng sản, vệ sinh biển cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất.
Thứ hai, môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.
Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái (đa dạng, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tai cực tím) giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động của con người.
Thứ tư, môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.
3. Quy định về bộ chỉ thị môi trường:
3.1. Bộ chỉ thị môi trường:
theo quy định thì Bộ chỉ thị môi trường quốc gia gồm 36 chỉ thị môi trường, và có 93 chỉ thị thứ cấp được phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ thị động lực, và nhóm chỉ thị sức ép, nhóm chỉ thị hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng theo quy định.
Thẩm quyền của Bộ chỉ thị môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật
3.2. Xây dựng bộ chỉ thị môi trường:
Việc Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo quy định trước đây tại Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
– Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo quy định trước đây tại Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 (năm) thành phần theo mô hình DPSIR.
Luật bảo vệ môi trường được ban hành đã có những điều chỉnh đối với các quy định liên quan đến hoạt động xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và quản lý bộ chỉ thị môi trường các cấp. Đồng thời, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định hướng dẫn kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường theo quy định
3.3. Cập nhật thông tin, số liệu của bộ chỉ thị môi trường:
Việc cập nhật Thông tin, số liệu của mỗi chỉ thị môi trường được quản lý bằng phiếu chỉ thị môi trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư Số: 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.Các Thông tin, số liệu cập nhật của bộ chỉ thị môi trường được thực hiện từ các nguồn quy định tại Điều 6 Thông tư Số: 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. Và theo Hàng năm, cơ quan được giao quản lý bộ chỉ thị môi trường cập nhật thông tin, số liệu cho bộ chỉ thị môi trường theo quy định
3.4. Quản lý bộ chỉ thị môi trường:
Việc quản lý do Cơ quan xây dựng bộ chỉ thị môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư Số: 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường có trách nhiệm lưu trữ, thực hiện chế độ báo cáo về bộ chỉ thị môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. và Tổng cục Môi trường xây dựng, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ sở dữ liệu vê bộ chỉ thị môi trường quốc gia; hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bộ chỉ thị môi trường địa phương theo quy định của pháp luật
3.5. Sử dụng bộ chỉ thị môi trường
Việc sử dụng Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương và Bộ chỉ thị môi trường được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương.
4. Phân loại bộ chỉ thị môi trường:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về bộ chỉ thị môi trường tại Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT. Theo đó, bộ chỉ thị môi trường gồm 2 loại:
– Bộ chỉ thị môi trường quốc gia: gồm 36 chỉ thị môi trường, 93 chỉ thị thứ cấp được phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ thị động lực, nhóm chỉ thị sức ép, nhóm chỉ thị hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.
– Bộ chỉ thị môi trường địa phương: do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia.
Về việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường, theo Điều 15 Thông tư 43, bộ chỉ thị môi trường quốc gia sẽ do Tổng cục môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; định kì 5 năm 1 lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia. Bộ chỉ thị môi trường địa phương do Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 năm thành phần theo mô hình DPSIR. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng có trách nhiệm lưu trữ, thực hiện chế độ báo cáo về bộ chỉ thị môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các cơ quan được giao quản lý bộ chỉ thị môi trường sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin, số liệu cho bộ chỉ thị môi trường.
Bộ chỉ thị môi trường quốc gia được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT. Đây là bộ chỉ thị môi trường tổng hợp, bao gồm tất cả các thành phần môi trường tuân theo mô hình động lực – áp lực – hiện trạng – tác động – đáp ứng (mô hình DPSIR). Danh sách bộ này đã được điều chỉnh, bổ sung so với 3 bộ chỉ thị môi trường đã được ban hành tại Thông tư số
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù hiện nay pháp luật chưa có văn bản mới hướng dẫn cụ thể về bộ chỉ thị môi trường nhưng theo quy định cũ có thể thấy quy định về bộ chỉ thị môi trường khá cụ thể, tạo thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương, phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và địa phương.