Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế học
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Con riêng là gì? Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng

Tư vấn pháp luật

Con riêng là gì? Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng

Khái niệm con riêng là gì?
  • 22/02/202122/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    22/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Con riêng là gì? Mối quan hệ nhân thân và mối quan hệ tài sản giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng? Quy định của pháp luật hiện hành về mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng.

    Mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng

    • 1 1. Con riêng là gì?
    • 2 2. Điều kiện phát sinh, chấm dứt mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng.
    • 3 3. Mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng
      • 3.1 3.1. Quan hệ nhân thân giữa bố dượng, mẹ kế và con
      • 3.2 3.2. Quan hệ pháp luật về tài sản giữa cha mẹ và con
    • 4 4. Đánh giá các quy định về quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng.

    Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Xuất phát từ những quan hệ đó mà các thành viên trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm với nhau.

    Khi nhà nước và pháp luật xuất hiện, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Vậy, “mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng” được quy định trong pháp luật hiện hành như thế nào? Đó chính là dề tài mà nhóm chúng em đã chọn với bài tập nhóm thứ hai này.

    1. Con riêng là gì?

    Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).

    2. Điều kiện phát sinh, chấm dứt mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng.

    Mối quan hệ này phát sinh trong trường hợp cha hoặc mẹ xây dựng lại gia đình, sống chung với con riêng trong cuộc hôn nhân trước, hoặc con ngoài giá thú. Đây là điều kiện bắt buộc, trong nhiều trường hợp, bố dượng, mẹ kế không sống chung với con riêng thì không phát sinh mối quan hệ này.

    Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta xảy ra khá nhiều, chiếm 90% trong các án kiện về hôn nhân và gia đình. Hàng năm, các Tòa án trong phạm vi cả nước đã thụ lý và giải quyết trên dưới 50.000 việc về ly hôn. Bên cạnh mặt tích cực của ly hôn là giải phóng cho vợ, chồng thoát khỏi xung đột gia đình, ly hôn còn ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực tới gia đình và xã hội. Cụ thể, ở những gia đình ly tán, trẻ em thiếu sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp, thường xuyên hoặc của cha, hoặc của mẹ. HIện nay, không ít những trẻ em do cha mẹ ly hôn, hoặc sớm lâm vài cảnh mất cha, mất mẹ, còn nhỏ tuổi chưa thể tự mình nuôi thân để trưởng thành, cá em phải sống chung với bố dượng, mẹ kế. Đối với xã hội và pháp luật, các em vẫn là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Vì vậy, để giải quyết mối quan hệ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định dù là con riêng của vợ hoặc chồng nhưng bố dượng, mẹ kế vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như người cha, người mẹ đối với con ruột của mình và ngược lại. Quy định này phù hợp với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, cho dù không phải là người sinh thành ra mình, nhưng bố dượng, mẹ kế cũng là người thay thế cha mẹ đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng nên người. Quan hệ giữa người con riêng với bố dượng, mẹ kế cũng là quan hệ cha, mẹ – con.

    3. Mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng

    3.1. Quan hệ nhân thân giữa bố dượng, mẹ kế và con

    Quyền và nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế (Điều 38)

    Xuất phát từ truyền thống gia đình Việt Nam là mọi thành viên trong gia đình đều luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau,… luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế cùng chung sống với con riêng của vợ hoặc chồng thì họ phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền đối với con.

    Theo khoản 1 Điều 38 thì bố dượng và mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, giáo dục, chăm sóc con riêng cùng chung sống với mình theo quy định tại Điều 34 và Điều 37 của luật Hôn nhân và gia đình. Tại Điều 34 luật này có quy định như sau:

    “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

    Xem thêm: Mẹ kế có được tách khẩu của con chồng?

    Theo đó thì thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cùng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế đối với con riêng. Là quyền bởi không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền được yêu thương, chăm sóc đói với con cái từ phía người cha, người mẹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc một bản án của tòa án.

    Là nghĩa vụ bởi lẽ không một người cha, người mẹ nào – kể cả cha dượng mà mẹ kế – có quyền ruồng rẫy, ngược đãi hoặc từ chối trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Vì lợi ích, vì sự phát triển bền vững của con trẻ, đạo đức xã hội cũng như pháp luật đặt ra những trách nhiệm, nhiệm vụ tối thiểu của người cha, người mẹ (kể cả bố dượng mà mẹ kế) đối với con cái. Cũng theo quy định này, bố dượng, mẹ kế không được có những hành vi đối xử tồi tệ  về ăn, mặc, ở và các sinh hoạt hàng ngày khác, không được mắng chửi, nhục mạ con cái, để cho con cái ăn mặc rách rưới, cho ở nơi khổ cực..trong kho có điều kiện tốt hơn.

    Bên cạnh đó, bố dượng và mẹ kế có nghĩa vụ giáo dục con. Điều 37 luật Hôn nhân và gia đình có quy định:

    “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

    Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

    2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

    3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.”

    Theo đó, bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền giáo dục chăm lo và tạo điều kiện cho con riêng của vợ hoặc chồng vì mục đích để trẻ em phát triển  toàn diện, thành một con người có ích cho xã hội. Do mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng rất nhạy cảm nên nhiều khi bố dượng và mẹ kế không quan tâm giáo dục và chăm sóc cho con riêng được phát triển cân đối và lành mạnh, đặc biệt đối khi trong những gia đình ghép thì vấn đề về môi trường gia đình rất phức tạp. Bởi vậy mà bố dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ và quyền đối với con tiêng như nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đói với con cái được quy định tại khoản 2, 3 Điều 37 luật Hôn nhân và Gia đình.

    Xem thêm: Phân chia thừa kế khi không có di chúc để lại

    Vấn đề đại diện cho con riêng thì cha dượng, mẹ kế cũng có quyền và nghĩa vụ này khi con riêng chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ khác của chúng không thực hiện được quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ đại diện cho con riêng trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con riêng mà người cha, mẹ đẻ không thể thực hiện được vì một lý do nào đó.

    Nếu như cha dượng, mẹ kế có nghĩa vị đại diện cho con riêng trong một số trường hợp thì đối với vấn đề giám hộ thì cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ phải làm giám hộ. Pháp luật hiện nay chỉ các định việc giám hộ một chiều: con riêng giám hộ mẹ kế, cha dượng mà không có chiều ngược lại. Có thể nói đây là một thiếu sót của pháp luật, bời vì một mặt chưa đảm bảo sự công bằng trong quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng; mặt khác không phù hợp với truyền thống, đạo lý trong gia đình người Việt Nam.

    Và cũng giống như cha mẹ đẻ, cha dượng mẹ kế cũng sẽ bị hạn chế quyền của cha dượng, mẹ kế đối với con chưa thành niên khi cha dượng, mẹ kế bị kết án về một trong số các tội cố s xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cả con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con có lối sống đồi trụy, xui giục, ép buộc con là những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 41 luật Hôn nhân và Gia đình)

    Quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế.

    Quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với bố dượng, mẹ kế cũng giống như quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ đẻ, với điều kiện là con riêng phải sống chung với bố dượng, mẹ kế (Điều 35, khoản 2 Điều 36 luật Hôn nhân và Gia đình)

    Quan hệ gia đình với tính chất đặc thù của mình luôn thiết lập một tôn ti, trật tự để giao dục con cái. Ngược lại con cái với tư cách là người được hưởng sự yêu thương, nuôi dưỡng và hi sinh của cha mẹ phải có bổn phận kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Việc cha mẹ và con cái thực hiện quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đã trở thành một chuẩn mực đạo đức được cả xã hội thừa nhận. Những hành vi bất kính của con đối với cha mẹ, làm tổn thương đến lòng yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ tùy thuộc vào mức độ đều bị lên án hoặc bởi dư luận, đạo đức xã hội hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu mức độ nghiêm trọng.

    Ngoài ra, con cái với tư các là thế hệ tiếp nối và kế thừa lịch sử phải có nghĩa vụ tôn trọng, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Quy định này thể hiện tư tưởng của Đảng và nhà nước ta trong việc đề cao những bản sắc quý báu, truyền thống đạo đức tốt đẹp trong gia đình Việt nam, tránh lối sống thực dụng, cá nhân, phủ nhận lịch sử như cách nhìn nhận của một bộ phận thanh niên nam nữ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

    Luật còn quy định, con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Một sự thật mà ai cũng phải thấu hiểu là những gì mỗi người tạo dựng được trong cuộc sống hôm nay đều di sự hi sinh của cha mẹ mà thành. Vì vậy, cha mẹ già yếu hoặc không có điều kiện lao động, tự lo cho cuộc sống của mình nữa thì con cái đến lượt mình phải có bổn phận và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Đây là một nét đặc thù, một đạo lý tốt đẹp của truyền thống gia đình Á Đông, khác hẳn với chế độ gia đình ở hầu hết các nước phương Tây, việc chăm sóc người già chủ yếu do nhà nước hoặc các tổ chức từ thiện thực hiện, xuất phát từ quan niệm của họ cho rằng người làm cha, làm mẹ đương nhiên có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc con cái, nhưng khi về già, con cái không buộc phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ mà trách nhiệm đó thuộc về xã hội.

    Xem thêm: Con riêng của vợ liệt sĩ có được hưởng di sản thừa kế

    Tuy nhiên trên thực tế xã hội, không ít những trường hợp khi cha mẹ cần sống nương tựa vào con cái đã bị con cái hành hạ, ngược đãi.

    – Hành hạ cha mẹ là hành vi đối xử tác làm cho cha mẹ đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

    – Ngược đãi được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và các mặt sinh hoạt hàng ngày đối với cha mẹ như xỉ vả, mắng chửi, bỏ đói, để mặc rét…

    Sự tha hóa về mặt đạo đức đã khiến một số người không ý thức được đạo lý xã hội và bổn phận của mình, có rất nhiều hành vi cư xử không đúng và không tốt, có thể gây tổn thương về sức khỏe và danh dự của cha mẹ. Vì vậy, để đề cao đạo lý làm con, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cha mẹ, nhắc nhở và giáo dục những người không làm tròn đạo hiếu, pháp luật quy định “nghiêm cấm con có hành I ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.”

    Pháp luật đề ta những chế tài nghiêm khắc với những người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ mình “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”, nhằm bảo vệ trật tự và đạo lý xã hội.

    3.2. Quan hệ pháp luật về tài sản giữa cha mẹ và con

    Hệ thống pháp luật Hôn nhân và Gia đình phân định quan hệ pháp luật về tài sản giữa cha mẹ hoặc con làm 2 nhóm: Quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng và quan hệ tài sản khác.

    Quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng

    – Quan hệ nuôi dưỡng

    Xem thêm: Chia thừa kế diện tích đất để lại không có di chúc

    Theo điều 36 luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

    “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    – Thứ nhất, thông thường pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là từ khi sinh ra cho tới lúc thành niên. Đến tuổi thành niên con người có đủ năng lực để bằng ý chí và hành vi của mình tự tạo dựng cho mình một cuộc sống độc lập. Tuy nhiên nhiều trường hợp con sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh hoặc do tai nạn…kho đã thành niên vẫn không có khả năng lao động, không thể tự chăm lo và nuôi sống bản thân mình thì cha mẹ có trách nhiệm tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho con mình.

    Điều này là phù hợp với thực tế và đạo lý xã hội. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự, khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Khi đó, mặc dù con đã thành niên nhưng do bị tàn tật (bị khiếm khuyết về thể chất), mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ phải là những người chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Trong trường hợp này, nếu con chưa có vợ, chồng, con hoặc có nhưng người này không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là những người giám hộ. Khi đó theo quy định tại điều 67 Bộ luật Dân sự thì cha mẹ có nghĩa vụ: “chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho con cái, đại diện cho con cái trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản của con cái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái.

    – Thứ hai, trong quan hệ gia đình, thông thường nghĩa vụ của chủ thể này đồng thời là quyền của chủ thể kia. Ví dụ, con cái được hưởng quyền chính là kết quả của việc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ và ngược lại. Bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, các con trong gia đình được Nhà nước bảo hộ, phải được xác định là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ.

    Theo đó, con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ, có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình (Khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000)

    Xem thêm: Con riêng của cha có quyền tranh chấp tài sản không?

    Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tuyệt đối như trong dân luật, không mang tính chất đền bù ngang giá.

    Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng luôn gắn liền với nhân thân của những người nhất định do pháp luật quy định trước, không thể thay đổi chủ thể, mang tính chất không thay thế, không thể thỏa thuận bằng nghĩa vụ khác được.

    – Quan hệ cấp dưỡng

    Theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”

    Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong trường hợp người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng không sống cùng nhau. Mà theo quy định tại điều 38 luật Hôn nhân và Gia đình thì quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng chỉ phát sinh khi họ sống cùng nhau. Hơn nữa giữa họ không hề có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Vì vậy, không thể phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng.

    Các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác giữa cha mẹ và con

    Các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác giữa cha mẹ và con trong gia đình: Hệ thống pháp luật của nhà nước ta quy định theo nguyên tắc cha mẹ và con đều có quyền độc lập về tài sản. Luật Hôn nhân gia đình đã quy định: các con còn ở chung với cha mẹ, dù đã thành niên hay chưa thành niên đều có quyền tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác (Điều 44)

    Đối với tài sản riêng của con, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó, hoặc trong những trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Điều 45)

    Về việc định đoạt tài sản riêng của con mà cha mẹ quản lý. Điều 46 quy định:

    “1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.”

    Ngoài ra cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại điều 606 Bộ luật Dân sự và bố dượng, mẹ kế và con có quyền thừa kế tài sản của nhau theo điều 679 Bộ luật Dân sự.

    4. Đánh giá các quy định về quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng.

    Mối quan hệ con riêng, cha dượng, mẹ kế từ lâu vẫn là một vấn đề phức tạp, tế nhị và nan giản trong đời sống nhiều gia đình. Xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, luật Hôn nhân và Gia đình đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của bố dượng, mẹ kế và còn riêng của vợ hoặc chồng. Theo quy định của luật này thì các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con quy định tại các điều 34, 36, 37 cũng được áo dụng trong quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng, nếu họ chung sống với nhau.

    Xuất phát từ bản chất mối quan hệ này vốn mang tính nhạy cảm và các chủ thể trong mối quan hệ do tác động về mặt tâm lý, tình cảm, lợi ích trên thực tế, pháp luật nghiêm cấm bố dượng, mẹ kế có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại. Đây là quy định thể hiện sự quan tâm và bảo vệ của pháp luật đối với trẻ em, nhắm tránh tình trạng ở một số gia đình có sự phân biệt đối xử giữa con chung và con riêng. Đây là nhiệm vụ của luật Hôn nhân và Gia đình, nhằm xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

    Liên hệ thực tế

    Trên thực tế hiện nay, mối quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng đã không còn hiếm gặp trong xã hội. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là đa số những mối quan hệ này tương đối ổn định, không những xuất phát từ việc mọi người tuân thủ đúng pháp luật mà còn do những quy phạm đạo đức đã điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên cũng còn không ít trường hợp cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng còn những mâu thuẫn và hành vi ngược đãi, xâm hại đến thân thể, nhân phẩm và danh dự của nhau. Có thể kể đến một vụ việc mới chỉ diễn ra gần đây, vào ngày 1/1/2010, cả mẹ đẻ bà bố dượng đã dùng dây vải buộc cánh tay và lấy dây nilon vòng qua cổ be

    KẾT LUẬN

    Từ việc phân tích mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng theo quy định của pháp luật hiện hành đã làm sáng tỏ thêm quyền lợi, nghĩa  vụ của các thành viên trong gia đình. Đồng thời quy định trên chính là một trong những quy định mới của luật Hôn nhân và Gia đình so với những văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình trước đây của nhà nước ta dựa trên nền tảng đạo đức và xã hội mang tính truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam .

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 7.993 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Con riêng của chồng có được quyền hưởng thừa kế?
    - Chia di sản thừa kế theo di chúc khi có con riêng
    - Chia thừa kế thế nào khi chồng có con riêng?
    - Con riêng của chồng có được chia tài sản không?
    - Hỏi về vấn đề quyền thừa kế của vợ kế và con riêng
    - Đảng viên là lãnh đạo có được sinh thêm con khi đã có hai con riêng?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cha dượng

    Con riêng

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Điều kiện để một di chúc viết tay được xác định là hợp pháp

    Điều kiện để một di chúc viết tay được xác định là hợp pháp. Con riêng của người mất có được hưởng quyền thừa kế di sản theo quy định không?

    Kê khai hồ sơ công chức

    Kê khai hồ sơ công chức. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng.

    Lấy vợ hai sinh thêm một con có vi phạm kế hoạch hóa gia đình không?

    Lấy vợ hai sinh thêm một con có vi phạm kế hoạch hóa gia đình không? Sinh con thứ ba không vi phạm pháp luật trong trường hợp nào?

    Sinh con lúc 13 tuổi khai sinh cho con như thế nào?

    Sinh con lúc 13 tuổi khai sinh cho con như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

    Đảng viên là lãnh đạo có được sinh thêm con khi đã có hai con riêng?

    Đảng viên là lãnh đạo có được sinh thêm con khi đã có hai con riêng? Sinh thêm con khi kết hôn lần hai có vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình?

    Mẹ kế có được tách khẩu của con chồng?

    Mẹ kế tôi có quyền tách khẩu của tôi ra khỏi sổ hộ khẩu của gia đình không? Điều kiện để tôi chuyển khẩu sang nhà bà nội?

    Trường hợp được sinh con thứ ba mà không vi phạm pháp luật

    Trường hợp được sinh con thứ ba mà không vi phạm pháp luật. Quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em.

    Nhờ ông bà ngoại làm bố mẹ hợp pháp cho cháu được không?

    Nhờ ông bà ngoại làm bố mẹ hợp pháp cho cháu được không? Thủ tục xác nhận cha cho con.

    Công nhận con riêng của vợ

    Tôi vừa kết hôn với một phụ nữ đã có con 5 tuổi. Nay tôi muốn nhận người con riêng đó là con tôi thì tôi phải làm những thủ tục gì?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Quyết định 98/2000/QĐ-UB về thực hiện chế độ trợ cấp xã hội đối với đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội do tỉnh Nghệ An ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 98/2000/QĐ-UB về thực hiện chế độ trợ cấp xã hội đối với đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội do tỉnh Nghệ An ban hành

    Quyết định 125/2000/QĐ/BNN-BVTV về việc đăng ký đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 125/2000/QĐ/BNN-BVTV về việc đăng ký đặc cách một loại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Chỉ thị 25/2000/CT-TTg về sử dụng súng của lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại trong khi thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Chỉ thị 25/2000/CT-TTg về sử dụng súng của lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại trong khi thi hành công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nghị định 73/2000/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 73/2000/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác

    Nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ

    Quyết định 1093/2000/QĐ-BCA(C11) về các biểu, mẫu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1093/2000/QĐ-BCA(C11) về các biểu, mẫu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

    Quyết định 4525/2000/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 4525/2000/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre

    Quyết định 128/2000/QĐ-UB quy định mức trợ cấp ngày công lao động và hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ do Tỉnh Lâm Đồng ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 128/2000/QĐ-UB quy định mức trợ cấp ngày công lao động và hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ do Tỉnh Lâm Đồng ban hành

    Quyết định 980/2001/QĐ-NHNN về chi phí khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 980/2001/QĐ-NHNN về chi phí khoản vay nước ngoài của Doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

    Thông tư 61/2001/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại do Bộ Tài Chính ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 61/2001/TT-BTC hướng dẫn chi hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại do Bộ Tài Chính ban hành

    Thông tư 62/2001/TT-BTC hướng dẫn việc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Thông tư 62/2001/TT-BTC hướng dẫn việc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành

    Quyết định 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

    Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

    Nghị định 42/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị định 42/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm

    Quyết định 32/2001/QĐ-QLD về Danh mục mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam do Cục Quản lý dược ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 32/2001/QĐ-QLD về Danh mục mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam do Cục Quản lý dược ban hành

    Quyết định 52/2001/QĐ.UB ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cần Thơ

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 52/2001/QĐ.UB ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cần Thơ

    Quyết định 52/2001/QĐ-BCN Quy định trình tự và thủ tục ngừng cấp điện do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 52/2001/QĐ-BCN Quy định trình tự và thủ tục ngừng cấp điện do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành

    Quyết định 2064/QĐ-UB năm 2002 duyệt dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên (giai đoạn 1) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 2064/QĐ-UB năm 2002 duyệt dự án đầu tư công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (giai đoạn 1) do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Quyết định 89/2002/QĐ-TTg thành lập Khu rừng quốc gia Đền Hùng và xây dựng Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 89/2002/QĐ-TTg thành lập Khu rừng quốc gia Đền Hùng và xây dựng Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Quyết định 1518/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 1518/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh

    Xem thêm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá